Ý nghĩa phong thủy cây hoa tử đằng trong phong thủy

Với sắc tím và cành mềm thả rũ đã tạo cho hoa Tử đằng có 1 vị trí khá lớn trong nhiều gia đình. Hoa tử đằng luôn là 1 trong những số giống cây cảnh được ưu tiên chọn lựa trồng. Hãy cùng nhau xem cách trồng hoa tử đằng và một số ý nghĩa của hoa tử đằng qua bài viết này nhé!!!

y-nghia-phong-thuy-cay-hoa-tu-dang-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm cây hoa tử đằng

  • Cây hoa tử đằng còn được biết đến với nhiều tên gọi hoa đậu tía, đậu tím, chu đằng,đằng la, hoa Fuji có tên khoa học là Wisteria sinensis thuộc họ Đậu – Fabaceae có xuất xứ từ Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
  • Tử đằng là dạng cây thân leo. Chúng có thể leo cao đến 20m khỏi mặt đất và lan rộng đến 10m theo chiều ngang..
  • Lá cây tử đằng mọc đối xứng, dài từ 15cm đếm 35cm, mọc hình lông chim với 9 đến 19 lá.
  • Hoa mọc thành chùm trong cành rủ xuống dài từ 10cm đếm 80cm, có màu tím, hồng hoặc trắng. Hoa tử đằng có mùi thơm, đặc biệt là giống hoa Trung Quốc.
  • Hạt được tạo thành dây và có chất độc.
  • Rễ cọc sâu, rễ phụ ít đâm sâu, sinh trưởng rất nhanh, tuổi thọ lâu dài, có thể leo bám.

2. Ý nghĩa cây hoa tử đằng trong phong thủy

  • Với vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết, hoa tử đằng tượng trưng cho tình yêu bất diệt. Mỗi một màu của hoa cũng đều thể hiện một ý nghĩa khác nhau.
  • Màu tím để bày tỏ cho tình yêu thủy chung và chờ mong sự đáp nhận của đối phương. Hoa của tử đằng màu hồng là biểu tượng cho con gái và là cảm xúc của tình yêu. Với màu trắng là món quà để nói lên sự trong trắng và may mắn trong cuộc sống. Hoa có màu xanh đó chính là sự khởi đầu mới, những dự án mới trong công việc.
  • Ở Trung Quốc hoa còn thể hiện sự yêu mến, tôn vinh tình bạn đôi bên. Ở châu Âu dùng hoa này để tặng cho người mình yêu là để bày tỏ sự yêu thích.

y-nghia-phong-thuy-cay-hoa-tu-dang-trong-phong-thuy-2

3. Cách trồng và chăm sóc cây hoa tử đằng

  • Cây tử đằng sinh trưởng chủ yếu ở vùng có khí hậu mát lạnh, chịu lạnh rất tốt, nhiệt độ cao cây khó phát triển. Cây không kén đất, phát triển tốt ngay trên đất cằn cõi, ưa nắng. Quan trọng là khâu ươm mầm.
  • Thời gian tốt nhất để bắt đầu gieo hạt là vào đầu tháng ba hay tháng tư, tùy thuộc vào khu vực trồng. Chuẩn bị một bình nước sạch và đổ hạt vào để ngâm trong ít nhất 24 giờ.
  • Sau khi đã ngâm ủ hạt giống, lấy chúng ra khỏi nước. Chuẩn bị chậu gieo với lớp đất bằng phằng, có độ mùn tốt. Rắc hạt giống, phủ lại một lớp đất mỏng để vào nơi có ánh nắng buổi sáng. Hàng ngày dùng bình xịt, phun sương giữ ẩm cho đất. Hạt sẽ nảy mầm trong một vài ngày hoặc vài tuần.
  • Khi các hạt giống đã nảy mầm và mọc lên, bạn có thể tách chúng trồng ra các chậu riêng. Giữ ẩm đất cho đến khi bạn đã sẵn sàng để trồng cây ra đất vườn.
  • Khi các hạt giống đã nảy mầm và mọc lên, bạn có thể tách chúng trồng ra các chậu riêng. Sau 3 – 7 ngày cây con sẽ mọc lên, tốt nhất nên trồng cây Tử Đằng ra đất để cây phát triển được tốt nhất.
  • Cây Tử Đằng ưa ẩm, cây non từ 1 – 25 ngày tuổi nên để nửa bóng râm nửa nắng, với cây phát triển 1 ngày cần từ 6 – 8 giờ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, cần tưới nước thường xuyên cho cây vì lá cây có cấu tạo khá mỏng nên có khả năng thoát nước tốt.
  • Giữ ẩm đất cho đến khi bạn đã sẵn sàng để trồng cây ra đất vườn. Hầu hết các loại Wisteria thích môi trường đất tốt màu mỡ và mặt trời đầy đủ, mặc dù loại cây này cũng được đánh giá có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu khác. Cây hoa Tử Đằng giâm/chiết cành có ưu điểm là leo mạnh, nhanh ra hoa bởi được giâm/chiết từ cây mẹ nhiều tuổi, tuy nhiên nếu cây mẹ được chiết từ nước nguyên bản tại nước xứ lạnh thì cây sẽ phát triển kém, mất một khoảng thời gian mới thuần hóa được với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
  • Hàng năm vào khoảng tháng 7-8 bạn có thể cắt tỉa cây để cây có thể ra lá mới và phát triển tốt hơn, cắt một lần nữa vào khoảng giữa tháng 2.
  • Nếu đất của bạn đang trong tình trạng nghèo, thêm phân hữu cơ; nếu không màu mỡ, cây hoa Tử Đằng vẫn có thể sẽ tăng trưởng ở hầu hết các loại đất. Hoa sẽ ra vào đầu Hè nên còn gọi là hoa mùa Hè. Vào mùa Xuân hoặc mùa Thu, cây cần được chăm sóc tốt.
  • Mỗi mùa xuân, bón một lớp phân hữu cơ gần gốc cây. Nên phủ một lớp nilong quanh gốc cây để bảo về cây tránh mọc cỏ dại và giữ ẩm cho cây. Bón thêm NPK  để hỗ trợ ra hoa.

y-nghia-phong-thuy-cay-hoa-tu-dang-trong-phong-thuy-3

Hy vọng với những thông tin mà Vuoncaykieng vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loài hoa tử đằng đang được nhiều người ưa thích này. Đừng quên theo dõi website để tìm đọc nhiều bài viết bổ ích khác nhé!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *