Kỹ thuật tạo thế cây bonsai ai cũng phải biết

Với những người đam mê cây cảnh tạo được một tác phẩm đẹp và chăm sóc để duy trì và phát triển thêm vẻ đẹp là một niềm vui khó diễn tả được bằng lời. Để tạo được những tác phẩm đẹp phải thật sự đam mê và tốn nhiều công sức. Muốn làm được vậy người chơi cây cảnh phải nắm vững một số kiến thức cơ bản về tạo hình và cắt tỉa hay cách thức để duy trì thế cây và bộ tàn cây được cân đối. Bài viết này, Vườn cây kiểng sẽ giúp bạn nắm bắt kỹ thuật tạo thế cây bonsai cơ bản nhất. Cùng theo dõi nhé!

ky-thuat-tao-the-cay-bonsai-ai-cung-phai-biet-1

1. Các bước cần chuẩn bị

1.1 Thời điểm 

Thời điểm tạo thế cây thích hợp nhất là vào cuối Hạ (có thể là vào cuối tháng 7) để thực hiện tạo thế cho cây cảnh. Chính bởi đó là thời gian sinh sôi nảy nở của các loại cây cối. Với những cây sớm rụng lá, có khả năng ra nhựa cây nhiều thì bạn không nên chọn thời điểm đầu hay giữa xuân để thực hiện tạo thế cây cảnh.

1.2 Lựa chọn dây uốn

  • Một số loại dây uốn cành mà những người chơi cây thường chọn đó là: dây kẽm, chì, đồng, hay dây có vải quấn xung quanh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng chuyên dụng dành cho việc chơi cây.
  • Một gợi ý khác là dây đồng, hoặc dây chì. Hai loại kể trên dễ làm, có thể tái sử dụng, giá thành lại khá thấp. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để bảo vệ cây khỏi bị cháy nắng nhé!
  • Một gợi ý khác là dây đồng, hoặc dây chì. Hai loại kể trên dễ làm, có thể tái sử dụng, giá thành lại khá thấp. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để bảo vệ cây khỏi bị cháy nắng nhé!

ky-thuat-tao-the-cay-bonsai-ai-cung-phai-biet-2

2. Kỹ thuật tạo thế cây bonsai

  • Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây vào mâm tạo điểm cố định.
  • Khi quấn, không nên quấn quá chặt hay lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây.
  • Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Bài viết này vừa giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật tạo thế cây bonsai cơ bản nhất – Một phong trào chơi cây cảnh nghệ thuật đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hiện nay nhằm giúp cho người mới chơi cây có một số thông tin nhất định để có thể tạo ra một tác phẩm đẹp với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất. Hẹn gặp lại các bạn trong chuyên mục tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *