Cách tạo thế cây bonsai đúng kỹ thuật

Cây cảnh hay còn gọi là Bonsai là một trong những thú vui đã có từ rất lâu đời, để tạo được một thế cây đẹp mắt thì không chỉ người trồng cây mà cây cũng phải trải qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt để có thể thành một cây Bonsai đẹp. Không những ở người già thích chơi cây cảnh mà ngay cả những bạn trẻ bây giờ khi nói  về cây cảnh bonsai thì có vô số các thế cây cảnh khác nhau, tạo sự thích thú với các nghệ nhân. Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để có các bước tạo thế cây bonsai đúng kỹ thuật mà ai cũng phải biết. Cùng theo dõi nhé!

cach-tao-the-cay-bonsai-dung-ky-thuat-1

1. Cách chọn loại cây bonsai phù hợp

  • Có rất nhiều cách để chọn loại cây phù hợp làm cây bonsai tùy vào mục đích trang trí, thông thường với những người đam mê trồng cây cảnh sẽ áp dụng việc giâm cành hoặc chiết cành nhằm vừa chọn được giống cây mình ưa thích vừa có thể tự tay chăm sóc cây khi còn non. Ngoài ra còn cần phải duy trì sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, như vậy mới tạo ra được một cây cảnh đẹp như mong muốn.
  • Khi ta muốn trồng một cây bonsai để trang trí chúng ta cần tìm hiểu kỹ xem như thế nào mới là cây bonsai đẹp. Bonsai mang ý nghĩa là cây trồng trong bồn, chậu hay còn có thể gọi nó là phiên bản thu nhỏ của cây cổ thụ trong tự nhiên. Cây cổ thụ trong thiên nhiên là những cây có tuổi thọ lâu năm, sống rất khỏe mạnh, chịu qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn có thể đứng vững, chính điều này khiến những cây cổ thụ nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong phong thủy. Ngày nay con người rất quan tâm đến phong thủy trong nhà nên việc chọn cây trang trí rất quan trọng, cũng vì thế mà các dáng, thế cây bonsai dần trở nên đa dạng hơn.
  • Một cây bonsai đẹp là cây phải có sự cân đối nhất định, 3 bộ phận cấu tạo nên sự cân đối này đó chính là rễ, thân, cành. Vì là phiên bản cây cổ thụ thu nhỏ nên ngoại trừ khác nhau về kích thước thì cây phải luôn có đặc điểm của cây cổ thụ, tính thẩm mỹ của cây cần có sự can thiệp và chăm sóc của con người thì mới đạt được. Các loại cây được chọn làm cây bonsai rất đa dạng, ngoại trừ phong thủy, còn có thể chọn cây theo tính thẩm mỹ của bản thân, kể cả những cây ăn quả khi qua tay các nghệ nhân bonsai cũng sẽ được thu nhỏ.

cach-tao-the-cay-bonsai-dung-ky-thuat-2

2. Kỹ thuật tạo dáng cây bonsai

  • Đầu tiên, một quy tắc bất di bất dịch đó chính là uốn thân cây trước, sau đó mới đến cành chính. Và tiếp theo là những cành cây quanh thân Bonsai tính từ gốc đến ngọn.
  • Ưu tiên cành lớn trước, rồi mới đến cành nhỏ.

Lưu ý:

  • Bạn nên thực hiện định dáng cho cây trước rồi quấn dây tạo hình theo định dáng ban đầu thì dáng cây sẽ đẹp và dễ tạo hình hơn đấy.
  • Nên quấn vừa tay, tránh quá chật hay quá lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục chính của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây
  • Đối với những cây Bonsai sớm rụng lá thời điểm thích hợp thường là 3 – 4 tháng. Còn đối với những loại cây thân gỗ lớn thường là 1 năm.

cach-tao-the-cay-bonsai-dung-ky-thuat-3

3. Lưu ý khi áp dụng cách tạo thế cây bonsai

  • Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia.
  • Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.
  • Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.
  • Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.
  • Tỉa bỏ những cành rậm không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.

Trên đây là những chia sẻ của mình về cách tạo thế cây bonsai sao cho đẹp nhất. Mong rằng những thông tin và kinh nghiệm này sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm khi chăm sóc và tạo dáng cho cây cảnh yêu quý của mình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *