Tổng hợp những kiến thức mới nhất về cây móng bò

Một trong những loài cây trong những loại cây xanh đô thị được nhiều người chú ý do có hình thái lá lạ mắt, lại vừa cho hoa đẹp, đó là cây móng bò. Nếu bạn yêu thích màu hoa đẹp, mỏng manh, quý phái của cây móng bò thì không thể bỏ qua cây này. Cùng Vuoncaykieng theo dõi nhé!

tong-hop-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-mong-bo-1

1. Đặc điểm nổi bật về cây móng bò

  • Cây Móng bò thuộc loài cây thân gỗ không sần sùi, chiều cao có thể phát triển tối đa là 15m.
  • Lá cây có màu xanh nhạt, mặt trên nhẵn mịn, mặt dưới có một lớp lông tơ phủ kín. Lá có nhiều đường gân, cuống lá dài khoảng 2cm, xẻ thùy ngang ở cuống.
  • Hoa Móng bò thường mọc thành chùm, treo lửng lơ rũ xuống đất tạo ra một vẻ đpẹ đầy thu hút. Mỗi hoa có 5 – 6 nhị, 5 đài hoa. Phần cánh hoa giống cái thìa, bông màu trắng, lâu dần chuyển sang màu hồng rồi màu tím. Trên hoa sẽ có những đường kẻ sọc dài khoảng 5cm.
  • Quả móng bò có hình dẹt, kích thước của quả khá to, dài khoảng 20cm, rộng 2,5cm, mỗi quả có chứa 8 – 10 hạt ở trong.

2. Ý nghĩa cây móng bò trong phong thủy

  • Cây Móng Bò Tím là cây hoa đẹp thường được trồng làm cây bóng mát, tạo cảnh quan xanh cho các công trình xây dựng.
  • Ngoài ra lá cây phơi khô rồi sắc thuốc uống sẽ có tác dụng bổ phổi, giảm ho, chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, bí tiểu hiệu quả
  • Vỏ cây móng bò tươi làm sạch, thái nhỏ, giã lấy nước để chữa chứng đầy hơi, mụn nhọt, và áp dụng trong việc trị các bệnh giun sán ở trẻ em. Ngoài ra bhột làm từ thân móng bò có tác bụng làm lành vết thương ngoài da từ đó giúp hạn chế sự lở loét.
  • Rễ cây móng bò được cắt nhỏ, phơi khô và đem sao vàng hạ thổ để dành trị các bệnh như khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột. Và nó cũng đem lại hiệu quả cho những người bị bệnh trĩ

tong-hop-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-mong-bo-1

3. Cách trồng và chăm sóc cây móng bò

3.1 Cách trồng cây Móng Bò

  • Móng Bò thường được trồng bằng cách gieo hạt. Chọn hạt giống to, chắc, nặng hạt để đảm bảo cây giống mọc lên chất lượng.
  • Tiếp theo là cho hạt giống vào nước ấm ngâm trong thời gian 2 tiếng. Sau đó chuẩn bị đất tươi tốt, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt để giúp hạt nảy mầm nhanh. Sau khi hạt nảy thành cây con thì bạn có đem trồng cố định ở nơi bạn cần trồng.

3.2 Cách chăm sóc cây Móng Bò

  • Móng Bò sinh trưởng rất nhanh, ưa sáng và đất không cần quá nhiều chất dinh dưỡng.
  • Chú ý cắt tỉa cây và bón phân lân, đạm cho cây thời gian đầu, lúc cây đang phát triển. Khi ra hoa, nên chú ý tưới nước và bón thêm phân giúp hoa to và đẹp hơn, giúp cây kháng bệnh tốt hơn vì lúc này cây yếu nhất. Đất nên dùng đất thoát ước tốt, tránh ngập úng vì cây không chịu được ngập úng. Nên tưới nước tuần 2-3 lần để cây phát triển thuận lợi.
  • Cần sử dụng một số loại thuốc diệt sâu bệnh với lượng dùng vừa đủ nếu phát hiện sâu bệnh, hoặc có thể cắt tỉa trực tiếp cành bệnh để tránh lây lan.

tong-hop-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-mong-bo-3

Trên đây là tất cả những điều cần biết về cây Móng Bò hy vọng các bạn nắm rõ được cách trồng, cách chăm sóc, công dụng cũng như đặc điểm của loại cây này. Cùng tìm hiểu và tìm đọc thêm nhiều bài viết mới từ Vuoncaykieng nhé! Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *