Tổng hợp những điều thú vị về cây hoa sữa

Hoa sữa gắn liền với người dân Hà Nội, nó đã đi vào thi ca, được các nhà thơ, nhặc sĩ lấy làm biểu tượng sáng tác. Trong chuyên mục hôm nay, Vuoncaykieng sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý bạn đọc về loài cây hoa sữa. Cùng theo dõi ngay nhé!

tong-hop-nhung-dieu-thu-vi-ve-cay-hoa-sua-1

1. Đặc điểm nổi bật của cây hoa sữa

  • Hoa sữa là loài động vật nhiệt đới thường xanh, cây thân gỗ thẳng, có chiều cao trung bình từ 10-20m, đường kình của thân khoảng 0,5-1m. Không chỉ thế, nếu được trồng trong điều kiện khí hậu thích hợp cây có thể cho chiều cao lên tới 40m nữa nhé. Vỏ hoa sữa nứt nẻ, màu xám, có nhựa mà trắng rất dính. Cây phân nhánh nhiều trên cao, các cành mọc khúc khủy và đan xen vào nhau mọc vòng tròn xung quanh thân bởi thế cây cho tán khá rộng và dày đường kính tán khoảng từ 5-10m.
  • Lá hoa sữa mọc tập trung ở đầu cành, mỗi đốt cành gồm từ 5-8 lá mọc tròn với nhau. Mỗi lá khá lớn, chiều dài trung bình từ 9-20cm. Phiến lá dày có hình bầu dục, mặt trên của lá xanh bóng, nhưng mặt dưới lại có màu xám, mép lá nguyên, trơn.
  • Hoa sữa có hoa lưỡng tính, hoa mọc thành từng chùm trên cuống hoa và có chiều dài từ 3-5cm. Nhìn những bông hoa nhỏ li ti ta liên tưởng ngay đến chiếc phễu vì hoa có hình dáng đúng như vậy. Màu đặc trưng của hoa sữa là màu trắng có khi có hoa vàng, hồng hay màu lục, mỗi bông hoa nhỏ xinh có 5 cánh hoa và 5 lá đài xếp thành 4 vòng xoắn nhau. Hoa thường mọc ở những nách lá hay ở đầu ngọn cây, mùi hương đặc trưng rất thơm nhưng cũng hơi hắc, đượm mùi nhất là về đêm.
  • Sau khi hoa tàn cây cho quả, quả hoa sữa thường mọc theo từng cặp có thể lơi cong hoặc hơi lượn sóng, chiều dài trung bình từ 30-60cm, bên trong chứa rất nhiều hạt. Mỗi hạt lại có lông mao ở hai đầu.

tong-hop-nhung-dieu-thu-vi-ve-cay-hoa-sua-2

2. Ý nghĩa cây hoa sữa trong phong thủy

  • Hoa Sữa là đặc trưng của mùa thu Hà Nội, chính vì thế khi hoa Sữa nở, hương thơm của chúng bay xa cũng là thời điểm người ta chào đón mùa Thu nồng nàn, quyến rũ. Tiết thu mát mẻ cộng thêm hương hoa Sữa thoảng đưa, khiến cho con người dễ chịu và háo hức hơn rất nhiều lần. Hoa Sữa mùa thu cũng giống như hoa Đào, Mai báo hiệu xuân về vậy.
  • Hoa Sữa cũng biểu trưng của tình yêu ngọt ngào với hương vị nồng nàn và thắm thiết. Mỗi khi đến mùa Hoa Sữa, những cặp đôi đang yêu sẽ thường xuyên hò hẹn dưới gốc hoa, người nam nhặt cánh hoa Sữa vừa rơi cài lên tóc người yêu, hương hoa Sữa khiến nụ cười hạnh phúc kia trở nên đẹp một cách lạ thường.
  • Hoa Sữa cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho nhà văn, nhà thơ khi chúng làm tâm hồn họ được mở rộng, trái tim tràn trề nhựa sống và tình yêu thiên nhiên tuyệt vời. Chính vì vậy, chúng thường có mặt ở nhiều tác phẩm thơ ca nhạc hoạ, thể hiện bản chất con người Hà Nội hào sảng, rộng lượng.
  • Ngoài ra, Hoa Sữa cũng là một vị thuốc vô giá dùng để trị nhiều bệnh trong Đông y. Vỏ thân hoa Sữa có thể dùng để ngâm rượu thuốc, nấu nước, tán nhuyễn thành bột hoặc chiết cao lỏng chữa được rất nhiều bệnh trong dân gian như tiêu chảy, đau rang, lở loét, hoặc trị tạng nhiệt, kém ăn, gầy guộc, …

tong-hop-nhung-dieu-thu-vi-ve-cay-hoa-sua-3

3. Cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng tốt nhất là sau tiết lập xuân, vào mùa mưa.

Mật độ trồng

Vì Hoa Sữa có mùi hương rất nồng, vì vậy khoảng cách tốt nhất trồng tại các con đường là 50m một cây.

Đào hố

Đào hố trước khi trồng ít nhất 01 tuần để cho đất ải, sau đó trộn phân bón lót và lấp hố. Vì là cây đô thị nên kích thước đào hố là 60 x 60 x60 cm trở lên. Bón lót phân phân vi sinh từ 0,2 – 1kg/cây , những nơi có điều kiện có thể bón thêm phân chuồng hoai.

Cách trồng

Đặt bầu vào giữa hố, bầu và thân cây thẳng đứng, gỡ bỏ vỏ bầu, lấp đất nhỏ, nén chặt xung quanh bầu (lưu ý tránh làm vỡ bầu), sau đó lấp đất đầy hố. Những nơi trồng cây cao (1,5 m trở lên) cần đóng 3 cọc hình tam giác để neo buộc cây tránh gió lay gốc, đồng thời kết hợp để bảo vệ cây trồng.

Chăm sóc Cây Hoa Sữa

Đối với Cây Hoa Sữa trồng làm cảnh quan đô thị thì thường có kích thước lớn, do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đỡ cây con. Cây cần được chăm sóc từ 3 đến 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 đến 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 -10kg phân chuồng.

tong-hop-nhung-dieu-thu-vi-ve-cay-hoa-sua-4

Cây hoa sữa là một trong những loài cây dễ trồng, lại cho bóng mát lớn nên được đa số người đưa vào trồng ở công viên, hàng cây đường phố, khu đô thị. Hy vọng thông qua bài viết trên, quý độc giả sẽ có thêm thông tin về loài cây này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *