Tìm hiểu ý nghĩa phong thủy cây sanh bonsai

Để tạo một không gian xanh gần gũi với thiên nhiên thì hiện nay không ít gia chủ đã chọn cây Sanh cho ngôi nhà mình. Vậy trồng cây Sanh trước nhà có tốt không? Vị trí nào mang lại ý nghĩa phong thủy tốt? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết hơn về loài cây này dưới đây.

tim-hieu-y-nghia-phong-thuy-cay-sanh-bonsai-1

1. Đặc điểm cây sanh bonsai

  • Cây sanh là loại cây gỗ có chiều cao khoảng 15 – 20 m và có khi lên khoảng 30m nếu có điều kiện chăm sóc tốt.
  • Cây có nhiều cành nhánh, mọc nhiều theo chiều ngang nên rất dễ uốn và tạo dáng cho cây.
  • Mọc nhiều rễ từ các cành lớn hoặc thân buông thả xuống đất giống như cây si. Các rễ phụ sẽ mọc ra từ thân và cành cây lớn.
  • Lá cây sanh nhỏ, dày, có chiều dài khoảng 3 – 9 cm, rộng từ 2 – 6 cm. Lá có màu xanh thẫm, nhẵn ở hai bên mặt, mật độ phân bố cao nên tán lá cây sẽ rất sum suê.
  • Quả của cây sanh khi chín có màu vàng, bên trong có hạt, khả năng mọc mầm cao nên có thể tạo cây con bằng các sinh sản hữu tính.
  • Cây sanh có thể ra hoa và quả nở rộ từ tháng 9 đến tháng 2 hàng năm.
  • Cây sanh có nhựa mủ, có chất sáp và acid cerotic.
  • Bên cạnh đó, cây sanh là loài chịu hạn kém, cây sinh trưởng chậm, thân cây sanh sẽ xuất hiện các điểm lồi màu trắng nếu bị thiếu nước trong thời gian dài.

tim-hieu-y-nghia-phong-thuy-cay-sanh-bonsai-2

2. Ý nghĩa cây sanh bonsai trong phong thủy

  • Với đặc điểm cây có cành lá xum xuê thì cây Sanh tượng trưng cho sự phát tài phát lộc mang lại may mắn cho chủ nhân và gia đình. Lưu ý đây là một cây đại thụ.
  • Theo phong thủy, bạn không nên chỉ trồng một cây Sanh trước nhà. Đây là điều kiêng kị hàng đầu từ trước đến nay ông cha ta đã truyền lại vì trồng 1 cây thì chúng sẽ hút nguồn dương khí của ngôi nhà. Thay vào đó bạn nên trồng 2 – 3 cây to để vừa điều hòa không khí vừa tăng nguồn dương khí cho ngôi nhà từ đó may mắn và làm ăn thuận lợi hơn.
  • Điều quan trọng tiếp theo là nên cắt tỉa và chăm sóc chúng thường xuyên bởi nó sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có làm cây trở nên um tùm che khuất tầm nhìn. Thậm chí nếu cây có tán lá rộng sẽ sinh ra nguồn âm khí tác động xấu đến phong thủy ngôi nhà.

3. Cách trồng và chăm sóc cây sanh bonsai

  • Ánh sáng: Cây sanh có thể chịu được biên độ ánh sáng lớn, từ ánh sáng toàn phần gay gắn đến một phần bóng râm. Nhưng cây phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng chiếu tán xạ.
  • Nhiệt độ: Sanh cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng tốt và chịu được cả lạnh. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất ở khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì thế vào mùa mưa các trồi lá phát triển mạnh.
  • Độ ẩm: Cây sanh ưa ẩm cao
  • Đất trồng: sanh không kén đất, thậm chí có thể sống trên cả vách đá với điều kiện có nước để cây tồn tại.
  • Tưới nước: Cây sanh chịu hạn tốt nhưng cũng chịu được úng ngập trong thời gian dài. Khi thiếu nước, khô hạn thì cây sinh trưởng chậm, có các lá vẩy bám lấy các mầm sinh trưởng trên thân hoặc ngọn cành và thân cây có các điểm lồi màu trắng.
  • Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ít, hầu như không cần bón phân, trừ khi trong những giai đoạn muốn thân cây chịu khắc nghiệt, bền bỉ hơn thì bổ sung thêm lân và kali.
  • Sâu bệnh thường gặp: cây sanh ít bị sâu bệnh.
  • Trồng sanh tạo hình phải thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng: bấm ngọn, tỉa bỏ nhánh thừa, tưới ẩm để thân cây chóng to.

tim-hieu-y-nghia-phong-thuy-cay-sanh-bonsai-3

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu chi tiết về cây sanh cảnh. Đây là một trong những cây công trình phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *