Tìm hiểu ý nghĩa cây thiết mộc lan trong phong thủy

Cây thiết mộc lan hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng chọn để làm cây cảnh nội thất, cây kiểng văn phòng, cây trồng phong thủy trong nhà… Bởi lẽ, không chỉ mang hình sáng đẹp, có tác dụng điều hòa không khí mà cây này còn mang đến những ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp. Cùng tìm hiểu chi tiết về loài cây này trong bài viết sau đây.

tim-hieu-y-nghia-cay-thiet-moc-lan-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm của cây thiết mộc lan

  • Cây thiết mộc lan còn được gọi với nhiều cái tên thú vị khác như như cây phát tài hay Phất dụ thơm. Cây có nguồn gốc từ vùng Tây Phi nhưng hiện nay nó trở thành một loại cây cảnh đẹp, phổ biến và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một loại cây thân gỗ, nhiều lá thuộc họ Dracaenaceae. Hơn nữa, nó còn một đặc tính rất ấn tượng đó là chồi non sẽ mọc xung quanh những gốc cây bị cắt ngang.
  • Lá của cây thiết mộc lan có màu xanh tươi, bóng, dài, có hình dáng gần giống như lái cây ngô và mọc xanh quanh phần thân. Chiều cao của cây khi trồng trong tự nhiên có thể đạt đến 6m. Thiết mộc lan là một loại cây có sức sống vô cùng bền bỉ, có quá trình sinh trưởng và phát triển cũng rất nhanh chóng. Chỉ cần cắm một cảnh nhỏ xuống đất cũng có thể phát triển thành một cây thiết mộc lan to lớn, khỏe mạnh.
  • Thiết Mộc Lan ra hoa vào thời điểm chuyển mua từ đông sang xuân, khi tiết trời còn se lạnh. Hoa của thiết mộc lan mọc thành chum, có màu trắng bắt mắt, sinh động và có hương thơm dịu nhẹ. Thế nhưng không phải trong điều kiện chăm sóc nào cây cũng có thể ra hoa, bạn cần có những bước chăm sóc đúng cách thì cây mới có thể ra hoa đẹp được.
  • Chính vì sức sống bền bỉ của nó nên được nhiều người ưa thích và muốn dinh cây về trồng ở trong nhà, các văn phòng làm việc, trưng ngoài trời, thậm chí là trồng thủy sinh… Tại những môi trường ánh sáng yếu cây vẫn có thể sinh trưởng được, nhưng nếu có thể bạn hãy để cây tiếp xúc với nắng ấm khoảng 1 đến 2 lần 1 tuần, điều này giúp cây quang hợp và trao đổi chất tốt hơn, cây được tươi xanh hơn

tim-hieu-y-nghia-cay-thiet-moc-lan-trong-phong-thuy-2

2. Ý nghĩa phong thủy cây thiết mộc lan

  • Nếu cây được đặt theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, cây sẽ đại diện cho hành Mộc trong ngũ hành, mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
  • Mua cây thiết mộc lan người ta thường tính theo số cành/chậu. Bởi mỗi con số lại mang một ý nghĩa khác nhau, ví dụ: 2 cành tượng trưng cho sự may mắn vê tình yêu đôi lức, 3 cành tượng trưng cho hạnh phúc, 5 cành tượng trưng cho sức khỏe, 8 cành tượng trưng cho sự phát tài phát lộc, 9 cành mang lại hạnh phúc viên mãn, tài lộc thời vận tốt cho gia chủ…
  • Cây thiết mộc lan mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ, nhất là khi cây nở hoa. Khi cây nở hoa chính là lúc báo hiệu niềm vui về tiền tài.

3. Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan

  • Ánh sáng: Cây thích hợp trồng cả ngoài sân và trong nhà. Tuy nhiên, thiết mộc lan sẽ phát triển rất tốt khi có ánh sáng.
  • Đất trồng: Đất trồng phải tốt, tơi xốp, thoát nước.
  • Nước: Loài cây này cần lượng nước cao cho nên bạn cần phải tưới thường xuyên để duy trì sự sống cho cây. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Độ ẩm: Thỉnh thoảng bạn nên xới đất, tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.
  • Bón phân: Sau khi bạn trồng 2-3 tháng cần bón NPK cho cây. Bón phân tránh bón vào gốc trực tiếp vì dễ làm cây chết. Lượng bón nhỏ, chỉ từ 1-2 nắm mỗi lần.

tim-hieu-y-nghia-cay-thiet-moc-lan-trong-phong-thuy-3

Trên đây là những kiến thức giản dị, giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn về cây thiết mộc lan. Và việc còn lại là sự lựa chọn của riêng bạn đó. Chúc các bạn lựa chọn cây trồng phù hợp cho khuôn viên nhà bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *