Những sự thật ít ai biết về cây dây nhện trong phong thủy

Hiện nay tại một số phòng khách, bàn giám đốc, quầy tiếp tân chúng ta hay thấy một chậu cây Dây Nhện. Nó mang lại không gian tươi mới cho cả căn phòng, đặc biệt còn mang lại tài lộc và phúc khí rất tốt cho người trồng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loài cây này, từ cách trồng, tên gọi đến ý nghĩa của cây Dây Nhện. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

nhung-su-that-it-ai-biet-ve-cay-day-nhen-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm về cây dây nhện

  • Cây dây nhện là giống cây thuộc vào gia phả cây thân thảo dạng rễ chùm.
  • Cây hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương. Ví dụ như cây cỏ nhện, mẫu tử, cây lục thảo trổ, cỏ mệnh môn chiết hạc lan.
  • Cây ban đầu có nguồn gốc từ các nước thuộc vùng Nam Phi. Sau đó chúng đã được trồng và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Trong đó Việt Nam là đất nước khá ưa chuộng dòng cây này.
  • Cây có tên khoa học khá là đặc biệt so với các giống cây cảnh khác. Đó chính là Chlorophytum Comosum R. Br. Var. Varigatum Hort thuộc họ Agavaceae.
  • Cây có kích thước khá vừa phải không quá lớn cũng không quá bé. Chủ yếu mỗi cây  khoảng chừng 20cm đến 30cm tính cả chậu đựng.

2. Ý nghĩa phong thủy của cây dây nhện

Lá cây xanh mướt điểm tô những xọc trắng chạy đều từ đầu lá tới cuối lá thể hiện sự thông suốt,sáng lạn.  Thân cây là một thân tỏa lá về bốn hướng thể hiện sự mạnh mẽ vươn xa, chí hương bay cao.

  • Trong phong thuỷ, cây dây nhện còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình.
  • Trong công danh sự nghiệp cây mang lại may mắn về đường tiền tài, vận mệnh. Giúp sự nghiệp thăng tiếng mối quan hệ với đồng nghiệp với sếp cũng tốt lên. Nếu kinh doanh riêng cửa hành, cửa hiệu của bạn cũng sẽ rất đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.

nhung-su-that-it-ai-biet-ve-cay-day-nhen-trong-phong-thuy-2

3. Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện

3.1 Cách trồng cây dây nhện

  • Giâm cành:  Đầu tiên bạn lấy một đoạn thân của cây có độ dài khoảng 5 đến 10cm. Cành cây này bạn phải chọn khi nó có ít nhánh mầm. Sau đó bạn đem đặt vào trong đất tơi xốp và chờ 7 ngày để chúng mọc rễ.  Đến ngày thứ 20 bạn có thể chuyển chúng vào chậu và tưới nước nhiều vào. Nếu bạn muốn tách gốc thì nên đem cây từ từ trong chậu ra. Tiếp đó bạn dùng dao cắt hết phần gốc già. Tuy nhiên khi tách cây ra thì bạn hãy giữ 3 cành lại và đem chúng ra trồng.
  • Gieo hạt:  Để gieo hạt thì vào tháng 3 hàng năm bạn nên tiến hành trồng chúng. Cụ thể bạn rắc hạt mầm lên đất rồi phủ khoảng 0.5cm đất là được. Khi trồng cây phải giữ được nhiệt độ vừa phải khoảng 150 độ C. Như vậy sau 2 tuần là cây có thể nảy mầm.

3.2 Cách chăm sóc cây dây nhện

Ánh sáng

Dây Nhện sẽ phát triển thuận lợi nhất trong môi trường bán bóng râm, hãy luôn đảm bảo chúng không bao giờ phải tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời chói chang để tránh cho lá cây không bị cháy nắng.

Nếu sống trong môi trường ánh sáng yếu lâu ngày, lá cây Dây Nhện sẽ dần nhạt màu và bị suy dinh dưỡng. Bạn nên cho cây ra ngoài hấp thụ ánh sáng tự nhiên ít nhất một tuần một lần để cây khỏe mạnh với màu lá đậm và sắc nét hơn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là từ 18 – 28 °C. Trong thời tiết nóng nực hoặc lạnh giá thì cây sẽ lập tức phát sinh các dấu hiệu như lá bị bỏng, héo vàng, rụng. Vì thế cho nên bạn cần duy trì mức nhiệt độ lý tưởng nói trên để cây Dây Nhện trồng trong nhà luôn xanh tốt.

Đất

Cây Dây Nhện có thể thích nghi với rất nhiều loại đất khác nhau. Các loại đất vừa có thể giữ ẩm lại thoát nước hợp lý là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Bạn có thể pha thêm xơ dừa, đất mùn vào chậu để tăng độ xốp cho đất.

Nước

  • Vào mùa hè, bạn nên thường xuyên kiểm tra để giữ ẩm cho đất còn mùa Đông thì hãy nên để khô đất rồi mới tưới. Bạn không nên rập khuôn rằng lúc nào cây cũng cần một mức nước nhất định mà phải tùy vào môi trường xung quanh.
  • Phương pháp tưới thẩm thấu bằng cách ngâm cây vào chậu nước để cho bệ rễ tự hút lượng nước cây cần là tốt nhất.
  • Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng Dây Nhện khá nhạy cảm với nước có chứa thành phần Clo và muối trong nước máy. Vì thế, hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất có nhiệt độ không quá chênh lệch với môi trường để tránh làm hỏng bộ rễ của cây.

Phân bón

Cây Dây Nhện trồng trong nhà chỉ cần đổ mỗi tháng 2 lần phân nước là cây đã có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong trường hợp cây bị thiếu chất mà biểu hiện là kém sức sống, chậm phát triển thì bạn có thể cân đối lai lương phân và rút ngắn thời gian bón phân để hồi phục cho cây nhanh hơn.

Độ ẩm

Độ ẩm 50 – 70% là thích hợp để cây để sinh trưởng tốt nhất. Bạn có thể dùng bình xịt phun sương để tưới lên lá để duy trì độ ẩm và giúp cây luôn xanh tươi, sạch sẽ. Sau khi tưới cây, hãy dùng ngón tay thọc sâu xuống lòng đất xem thử độ ẩm mà đất giữ lại có đủ không. Tùy vào kết quả đó mà bạn có thể điều chỉnh lượng nước để có được độ ẩm phù hợp.

nhung-su-that-it-ai-biet-ve-cay-day-nhen-trong-phong-thuy-3

Trên đây là một số thông tin về giống cây dây nhện trang trí văn phòng và trong gia đình. Hy vọng qua đó bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin bổ ích về loài cây này. Có như thế thì bạn sẽ có thể tự mình trồng cũng như chăm sóc cây tốt nhất. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *