Những điều bạn cần biết về cây xương rồng trong phong thủy

Cây xanh hầu hết đều mang lại phong thủy tương đối tốt cho ngôi nhà của chúng ta. Cây xương rồng cũng đóng góp một phần nào đó về phong thủy. Không chỉ đẹp, chúng còn có tác dụng trang trí nội thất và mang một ý nghĩa phong thủy lớn lao. Nếu bạn vẫn chưa biết cây xương rồng có ý nghĩa gì trong phong thuỷ và nên đặt cây xương rồng ở đâu trong nhà để phù hợp với phong thủy thì hãy xem bài viết dưới đây.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xuong-rong-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm cây xương rồng

  • Tuy chỉ với một tên gọi nhưng xương rồng được chia thành nhiều chi và loài khác nhau, mỗi loài lại có hình dáng khác nhau. Ước tính có khoảng 1500 đến 1800 loài xương rồng trên thế giới và ở Việt Nam có trên 100 loài.
  • Những cây xương rồng cổ thường có dạng hình cầu hoặc hình trụ dài thường mọc thành những bụi lớn
  • Xương rồng vốn dĩ là loại cây mọc trên đất cát khô cằn, vì vậy khiến lá cây tiêu biến trở thành gai nhọn chi chít bao quanh cây. Thân cây mọng chứa nhiều nước để thích nghi với môi trường.
  • Xương rồng ít ra hoa. Cây xương rồng cảnh phải được chăm sóc tốt thì mới nở hoa.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xuong-rong-trong-phong-thuy-2

2. Tác dụng và ý nghĩa của cây xương rồng

2.1 Tác dụng của cây xương rồng

  • Làm giảm tác hại của tia bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, radio,…
  • Một số loại xương rồng được chế biến thành món ăn ( chủ yếu xương rồng nopal hay còn gọi xương rồng tai thỏ) như gỏi, salad,…
  • Một số loại xương rồng được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Công dụng của cây xương rồng trong dân gian là sát trùng, tiêu thũng, thông tiện. Lá của nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn tác dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hay chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà.

2.2 Lưu ý 

Tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng thân xương rồng vẫn có chất độc nếu không biết cách sử dụng.
Và không phải loại nào cũng có thể làm thuốc, hay chế biến thành món ăn nên bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi có ý định thực hiện

2.3 Ý nghĩa của cây xương rồng

  • Xương rồng vẫn sống tốt dù ở trong điều kiện khắc nghiệt. Sức sống mãnh liệt của cây tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt lên nghịch cảnh, khẳng định bản thân.
  • Bên ngoài gai góc bên trong mọng nước, xương rồng còn đại diện cho những người ngoài mạnh trong yếu. Dù bên ngoài có cứng cỏi, “ lỳ đòn” bao nhiêu thì từ sâu bên trong vẫn là những tâm hồn mong manh, giàu tình cảm.
  • Ngoài ra, những cặp đôi yêu nhau thường chọn xương rồng làm quà tặng cho nhau để thể hiện một tình yêu bền bỉ, chung thủy, nguyện lòng sắt son trọn đời.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xuong-rong-trong-phong-thuy-3

3. Cách trồng cây xương rồng đúng chuẩn

3.1 Cách chăm sóc

Đối với những chậu cây xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà thì không nên tưới nước cho cây hoặc rất hạn chế. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải hấp thụ ánh nắng sáu tiếng đồng hồ.

3.2 Cách trồng

  • Nước: Không tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm, không nên dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Tưới nhiều hơn vào mùa hè và lúc cây ra hoa.
  • Ánh sáng: Là cây ưa sáng mạnh, vị trí thích hợp nhất cho cây xương rồng là những nơi có ánh nắng thường xuyên giúp cây phát triển ổn định. Nếu đặt cây nơi bóng râm nên mang ra ngoài mỗi sáng một lần từ 8h-10h để cây hấp thụ.
  • Đất: Là cây chịu khô hạn không hợp đất ẩm, đất giữ ẩm giữ nước sẽ khiến cây thối rễ. Nên lựa chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh, trộn đất trước khi trồng với vụn xỉ than hoặc đá nhỏ để tạo độ thông thoáng cho đất.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xuong-rong-trong-phong-thuy-4

Trên đây là một số quan niệm về cây xương rồng trong phong thủy. Bây giờ bạn có thể yên tâm tự mình trồng một chậu xương rồng rồi nhé. Bí quyết về cách trồng cây xương rồng đã có rồi, chỉ cần bắt tay vào thực hiện nữa thôi. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *