Những điều bạn cần biết về cây nhót cảnh cho người mới

Nhắc tới trái nhót có lẽ chỉ những người ở Miền bắc mới biết, bởi vì chúng gắn liền với tuổi thơ mọi người. Cũng giống trái bòn bon chỉ có ở miền nam thì trái nhót cũng vậy chúng chỉ trồng được ở những xứ lạnh như miền bắc hay Đà Lạt. Bài viết dưới đây sẽ nói về trái nhót và kinh nghiệm trồng nhót cho bà con. Cùng theo dõi nhé!

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-nhot-canh-cho-nguoi-moi-1

1. Đặc điểm cây nhót cảnh

  • Cây Nhót thuộc loại cây bụi, có cành trườn, có thể dài đến 7 m, thường có gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.
  • Quả nhót có hình bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một hạch cứng (còn gọi là hạt), khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt.
  • Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín; Tại miền Bắc nước ta, Nhót thường được khai thác nhiều khi còn xanh để ăn trực tiếp kèm rau Bắp cải, lá Tỏi tươi, Gừng, rau Mùi và chấm loại gia vị được làm từ Muối tinh, ớt bột, mì chính, đường cát. Ngoài ra cũng có thể trộn cùng một số loại gia vị khác làm thành nộm, gỏi cá…
  • Có 2 loại Nhót cho 2 loại quả chua và ngọt; nhưng hầu hết Nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín đỏ. Khi ăn phải chú ý rửa sạch, hoặc lau chùi sạch phần vảy bên ngoài nếu không rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-nhot-canh-cho-nguoi-moi-2

2. Cách trồng và chăm sóc cây nhót cảnh

2.1 Chọn giống nhót ngọt đem trồng

  •  Chọn cây giống nhót đem trồng ta cần chú ý : Chỉ chọn cây giống có chiều cao tối thiểu 25 cm trở nên, cây được ươm trong bầu đất có đủ lá và lá không bị sâu bệnh
  •  Cây nhót ngọt hiện nay được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, chiết cành hoặc giâm hạt. Cây con giống giâm, ghép là tốt nhất.

2.2 Chuẩn bị đất trồng

  • Nhót  không kén đất trồng, từ đất thịt tới đât đồi hay đất đỏ bazan đều có thể trồng được. Nhót là cây chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém do đó khi chuẩn bị đất trồng mọi người chú ý chọn chân đất cao, không bị đọng nước, nếu trồng ở khu vực mùa mưa thì có phương án thoát nước tốt nhất.
  • Đất trồng nhót tốt nhất là có độ pH từ 5-7 , nếu đất chua ta có thể bón thêm vôi bột. Vừa có tác dụng khử chưa vừa có tác dụng diệt mầm bệnh trong đất
  • Trước khi trồng nhót ngọt, ta cần chuẩn bị đất trồng từ 15-20  ngày. Công việc chuẩn bị bao gồm  đào hố trồng mật độ 3x4m , hố trộng 30 cm sâu 30 phân. Có thể bón  lót phân chuồng mỗi hốc từ 5-7 kg. Bón càng nhiều càng tốt cho cây phát triển.
  • Sau khi đất đã được ủ kĩ ta đem trồng nhót ngọt , đặt bầu ngang miệng hộ sau đó vùi đất cao hơn xung quanh từ 5-7cm. Chú ý tưới đẫm nước trong giai đoạn đầu để cây nhanh bén rễ.

2.3 Thời vụ đem trồng

Theo kinh nghiệm nhót trồng tốt nhất vào 2 vụ là vụ thu  từ tháng 8-10 và vụ xuân từ 1-3 âm lịch. Đối với miền Nam thì tiến hành trồng sau khi con mưa đầu tiên của mùa mưa bắt đầu.

2.4 Mật độ trồng

Nhót ngọt trồng theo qui mô công nghiệp thì chú ý cần làm giàn  dể đỡ cây, Mật độ trồng tốt nhất là 3×4 m mỗi gốc. Giữa các luống trồng ta  đào hố rộng 50 cm để thuận tiện cho tưới tiêu

2.5 Tưới nước và bón phân cho cây nhót

  • Nhót là giống cây có nguồn gốc nhiệt đới nên cần khá nhiều nước để phát triển. Ở giai đoạn đầu bạn nên tưới đều và đủ. Vào mùa mưa nên chú ý thoát nước cho đất, mùa khô tăng lượng nước tưới. Chú ý bên cạnh việc tưới nước bạn cũng nên cắt tỉa cỏ dại và xới xáo đất cho thông thoáng.  Có thể trồng xen thêm một số loại cây khác để hạn chế cỏ dại.
  • Để cây nhanh lớn và cho ra quả cần phải được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đất. Định kì 2 tháng 1 lần bạn bón thúc cho cây phân NPK khoảng 100gr/cây. Thời kì đơm hoa khoảng trung tuần tháng 11 bạn tiến hành bón 1kg phân ure và 1kg phân Kali.
  • Chú ý khi bón hòa phân vào nước rồi bón đều quanh gốc cây cách gốc khoảng 30cm.

2.6 Tạo cành tỉa tán

Nhót là giống cây leo giàn  nên một khi có giàn cây sẽ sinh trưởng rất nhanh và mạnh. Lúc này bạn cũng nên định kì cắt tỉa cành và tạo tán cho cây. Cắt bỏ những lá già, cành khô héo để tạo độ thoáng cho giàn giúp đón được đủ ánh sáng. Chỉ có hấp thụ đủ dinh dưỡng và ánh sáng thì cây mới sinh trưởng tốt và nhanh cho ra quả.

2.7 Phòng trừ sâu bệnh

Cây nhót ngọt nhìn chung khỏe mạnh và không có nhiều bệnh hại. Những bệnh chủ yếu là đốm lá, bệnh thối rễ và sâu đục quả. Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của sâu bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Có thể bắt sâu bằng tay hoặc có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học phun làm nhiều đợt cho cây để giúp cây khỏe mạnh trở lại.

2.8 Thu hoạch 

  • Sau khoảng hơn 1 năm từ lúc trồng nhót sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Khi thấy nhót bắt đầu chuyển dần từ màu cam sang màu đỏ là lúc bắt đầu thu hoạch được. Khi thu hoạch chú ý chọn quả chắc tay , không bị móp , mốc hay bị lõm
  • Bạn thu hái nhẹ nhàng xếp vào khay có lót  giấy hoặc báo để tránh bị dập nát. Sau đó đem đi vận chuyển đến nơi thoáng mát để bảo quản.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-nhot-canh-cho-nguoi-moi-3

Trên đây là những bài viết mà Vuoncaykieng đã tổng hợp và chia sẻ cho độc giả về cây nhót cảnh. Hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về loại cây này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *