Mê mẩn với loài cây thông đen mang nhiều khác biệt

Cây Thông Đen rất được ưa chuộng trong văn hóa phương Đông. Tạo sao cây Thông đen lại hấp dẫn những người chơi cây cảnh chính hiệu như vậy? Tất cả những thông tin về loại cây này cũng như ý nghĩa, tác dụng và đặc điểm của nó đều có trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!!

me-man-voi-loai-cay-thong-den-nhieu-khac-biet-1

1. Đặc điểm cây thông đen

  • Cây Thông đen Nhật Bản được nhân giống bằng 3 cách: Gieo hạt, chiết từ cây mẹ hoặc giâm cành, hiện nay thì thông đen phù hợp với việc gieo hạt nhất, tỷ lệ nảy mầm lên đến 90 %, nhưng có khuyết điểm là khó chiết và khó giâm cành, tỷ lệ chết cao. Nên thông đen cây con thì nhiều còn để có cây mẹ thật, thân đẹp là cực kỳ hiếm.
  • Việc người Nhật thời gian gần đây họ bắt đầu thấy thông đen có nhiều thế đẹp và dễ cải tiến hơn thông trắng cũng như thông đỏ. Giá trị của thông đen cũng vì thế mà được tăng lên đáng kể, số lượng bonsai thông đen cũng tăng lên chóng mặt
  • Cùng với các sự phát triển mạnh mẽ của bonsai thì người Nhật gắn liền với thông đen, người Nhật lúc này coi thông đen là vua của bonsai
  • Từ đó cho đến nay, những cây bonsai Thông đen thường có giá trị cao, có lẽ bởi vẻ đẹp đầy “nam tính” của nó.

me-man-voi-loai-cay-thong-den-nhieu-khac-biet-2

2. Ý nghĩa cây thông đen trong phong thủy

  • Trong phong thủy học nói chung và phong thủy nhà ở nói riêng, cây thông đen được coi là biểu tượng cho sự trường thọ, vì thế được rất nhiều người ưu thích và hay được vẽ nhất.
  • Cây thông được coi là biểu tượng mạnh nhất của nội lực và lòng kiên định. Quan sát có thể thấy giữa mùa đông lạnh giá, cây thông không hề bị rụng lá, nó cho thấy một sức mạnh và khả năng chịu đựng trong những điều kiện khắc nghiệt một cách dẻo dai.
  • Ngoài ra cây thông cũng trở thành một hình tượng phổ biến trong thi ca. Trong sử sách ghi lại, Khổng Tử thường dùng hình ảnh cây thông để ngụ ý cho bản tính kiên định và khả năng đứng vững trong mọi nghịch cảnh.

3. Cách trồng và chăm sóc cây thông đen

Về tuổi cây

Tốt nhất nên chọn cây giống có độ tuổi từ 2,5 tháng trở đi để trồng. Ở tầm tuổi này, cây giống đã có bộ rễ khỏe. Khi nhổ cây giống lên, bạn có thể cắt phần thân rễ để bắt đầu trồng ở chậu khác hoặc ở chỗ mình có thể tạo dáng cho cây sau này.

Đất trồng

Rất nhiều người không có kinh nghiệm trồng cây Thông Đen thường mắc sai lầm ở khâu chọn đất. Ai cũng nghĩ đã là cây thì cần nhiều đất dinh dưỡng. Nhưng Thông Đen thì không phải vậy. Đất trồng phải là loại thoáng khí, nghèo chất dinh dưỡng nhưng không đến nỗi khô cằn. Tốt nhất là loại đất hơi chua. Bạn có thể khắc phục được điều này bằng cách hòa 1 viên Aspirin (thuốc giảm đau chiết suất từ cây liễu) vào nước tưới vào đất để tăng độ chua của đất. Đồng thời, chất này cũng giúp kích thích ra rễ nữa.

Điều kiện trồng

Ở giai đoạn mới trồng, cây cần điều kiện sống hợp lý. Để chậu cây ở bóng râm, nhiệt độ hơi ấm. Đất trồng cũng như không gian sống phải thật nhiều dưỡng khí.

me-man-voi-loai-cay-thong-den-nhieu-khac-biet-3

Trên đây Vuoncaykieng đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây thông đen. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *