Khái quát chi tiết thông tin về cây sung trong phong thủy

Trong văn hóa Việt Nam, cây sung là biểu tượng của sự sung túc. Từ lâu, sung đã được trồng để làm cảnh, làm gia vị và làm mâm ngũ quả. Ngoài ra, cây sung còn có những công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết ý nghĩa, đặc điểm, cách chăm sóc và cách trồng cây Sung Cảnh như thế nào cho phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn. Cùng theo dõi nhé!

khai-quat-chi-tiet-thong-tin-ve-cay-sung-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm của Cây Sung

  • Cây sung hay còn được gọi là tụ quả dong hoặc ưu đảm thụ. Cây sung là một loài cây thường được thấy nhiều ở các làng quê, nhất là ở các vùng có đất ẩm như bìa rừng ven sông, suối, ao hồ. Cây sung với người việt có tính phong thủy rất cao, nó tượng trưng cho sự sung túc no đủ. Mặt khác theo quan niệm Á Đông thì sung mang ý nghĩa quây quần sum họp. Trồng sung là mong muốn có một cuộc sống đầy đủ ấm no, gia đình sum hợp quây quần.
  • Cây sung là loại cây thân gỗ có chiều cao lên tới 30m. Đường kính thân lớn nhất cũng lên tới 2m. Đây là loại cây hoa đơn tính. Tức là cây sẽ ra quả luôn và không nở hoa như những loại cây khác. Quả thường mọc ra từng chùm từ thân và cành. Thời gian ra quả vào khoảng tháng 5 tới tháng 7. Có nơi quả sẽ ra vào khoảng giáp tết.
  • Quả xanh sẽ có màu xanh, quả gần chính sẽ có màu hơi vàng và quả chín sẽ có màu đỏ. Quả sung xanh có thể dùng làm các món ăn như nộm sung, sung muối hoặc chấm với muối ớt ăn sống. Quả chín có mùi thơm, sung tẻ ăn vị hơi nhạt, còn sung nếp thì thơm và ngon.
  • Lá cây có màu xanh lục, chiều dài cuống lá khoảng 3cm. Lá thường mọc so le. Phiến lá hình elip. Kích thước lá trung bình rộng khoảng 4cm. Chiều dài lá trung bình khoảng 7cm.
  • Cây sung là loài cây thường được mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới chính vì vậy mà chúng ta có thể nhìn thấy cây sung xuất hiện nhiều nhất ở miền nam tỉnh quảng tây Trung Quốc và một số nước nhiệt đới khác như Ấn độ, Nepal, Việt Nam….

khai-quat-chi-tiet-thong-tin-ve-cay-sung-trong-phong-thuy-2

2. Ý nghĩa trong phong thủy của cây sung

  • Trước đây bạn vẫn thường biết đến quả sung trong trong mâm ngũ quả. Tuy nhiên, cây sung cũng là một loại cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Chính vì vậy, cây sung được nhiều người ưa chuộng và trồng để mang lại may mắn, tài lộc, sung túc, no nấm cho bản thân và gia đình.
  • Cây sung được xem là một trong bộ tứ linh gồm Đa, Sung, Sanh, Si. Những loại này được khuyến cáo là không nên trồng trước nhà. Tuy nhiên, đối với sung lại mang một ý nghĩa khác hẳn với Đa, Sanh, Si. Cây sung được xếp vào bộ tam đa gồm Sung ( Phúc ). Lộc Vừng ( Lộc ), và Vạn tuế ( Thọ ). Tức những cây mang ý nghĩa Phúc, Lộc, Thọ.
  • Vì thế, cây sung cũng có thể trồng ở trước nhà. Tuy nhiên, cần tránh trồng chính diện nhà mà nên trồng ở góc sân. Khi trồng bất cứ cây cảnh nào trước khuân viên nhà thì cũng cần phải chăm sóc cây thật xanh tốt. Tránh để cây khô héo, còi cọc và kiêng kị nhất là để cây bị chết.

khai-quat-chi-tiet-thong-tin-ve-cay-sung-trong-phong-thuy-3

3. Cách trồng cây sung cảnh bonsai ra quả

  • Bước 1: Chọn cây giống: Để trồng được cây sung cảnh ra quả thì không thể nhổ cây con để trồng được. Đây cũng là sai lầm nhiều người trồng sung cảnh mắc phải. Chính vì vậy, nó là nguyên nhân khiến cho nhiều người trồng mãi không thấy cây sung ra quả.

Cách chọn cây giống trồng bonsai thì phải chiết từ cây sung đã cho quả từ trước. Lựa chọn cây sung nếp càng, xem cây mẹ có nhiều quả hay không hãng chiết nhé. Cây càng sai quả càng tốt.

Phương pháp chiết có thể chiết bằng cách bọc đất hoặc cách tốt nhất là giâm cành. Hãy lựa chọn cành có nhiều mắt ngủ. Kích thước to khoảng ngón tay là được không cần to quá. Nên lấy phần cành mà đang có lá thì dễ sống hơn.

Khi ngắt xuống thì tỉa hết lá đi và chia ra từng đoạn nhỏ. Mỗi đoạn khoản 12cm là vừa.

  • Bước 2: Đem ngâm các đoạn cành trên vào nước có pha loãng dung dịch kích thích ra rễ đó là N3M. Ngâm trong khoảng 15 phút. Nếu không có thuốc kích rễ thì có thể ngâm với nước cũng được. Mình đã thử và vẫn sống bình thường.
  • Bước 3: Chuẩn bị chậu và đất trồng: Đất để giâm cành ở đây là loại đất có đầy đủ độ ẩm, chất dinh dưỡng. Có thể dùng phân chuồng ủ hoai hoặc phân xanh trộn với đất.
  • Bước 4: Sau khi ngâm cành đủ 15 phút thì đem trồng vào chậu. Lưu ý, phần mắt ngủ cho hướng lên trên nhé. Tránh trồng sai hướng mắt ngủ. Sau đó tưới nước đó và túi bóng phủ kín lên trên rồi để trong mát. Thực hiện tưới nước có kèm thuốc kích rễ N3M vào mỗi buổi sáng. Cây sẽ bắt đầu ra rễ và nảy mầm trong vòng 5 đến 7 ngày.

Sau khi cây giống đã đủ lớn, thường thì khoảng 1 tháng là có thể tách chậu mang đi trồng được rồi. Cách uốn thế, tạo dáng cây như thế nào phải phụ thuộc vào tính thẩm mỹ của bạn.

khai-quat-chi-tiet-thong-tin-ve-cay-sung-trong-phong-thuy-4

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cây sung. Cách trồng sung bonsai ra quả vào đúng dịp tết. Hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Vuoncaykieng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *