Địa lan Sato là gì? Những điều bạn cần biết về loài lan này

Địa lan sato là loại lan khá là đặc biệt, rất phổ biến hiện nay khi tết đến xuân về. Trong bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu về đặc điểm cùng cách trồng và chăm sóc loài địa lan sato này nhé!

dia-lan-sato-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-loai-lan-nay-1

1. Đặc điểm của Địa lan Sato

  • Địa lan sato thuộc giống cây thân thảo, kích thước trung bình của cây từ 0,3 – 1,5m. Hoa không nở rộ và hơi khum khum, tròn tròn giống như quả trứng vậy đó.Chính vì vậy loài địa lan này còn được gọi là địa lan trứng.
  • Sau một thời gian hoa sẽ xòe ra rất đẹp. Lá của cây địa lan sato mọc thành lùm hình sừng hoặc hình dải. Phần cuống hoa khá to, trên một cuống hoa có khoảng 7 – 15 bông hoa.
  • Màu vàng là màu sắc đặc trưng nhất của hoa địa lan sato. Bên cạnh đó, trên những cánh hoa vàng điểm xuyết những họa tiết lốm đốm hoặc vân kẻ dọc màu đỏ, trắng, hồng, cam, nâu rất đẹp mắt.
  • Đặc điểm nổi bật của hoa địa lan sato là học mọc thành từng cụm và khá dài, rủ xuống như những dây đèn hoa. Chính vì sắc vóc độc đáo, lạ mắt mà hoa địa lan sato rất nổi tiếng trong giới lan, được săn đón vào dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên để hoa nở đúng vụ và cho hoa đẹp cách trồng và chăm sóc cây hoa đặc biệt quan trọng.
  • Mùa hoa địa lan sato thường kéo dài đến 2 – 3 tháng. Hoa địa lan sato không ra hoa quanh năm, nó nở duy nhất 1 lần trong năm vào đầu mùa xuân từ tháng 1 – 2. Đây là thời điểm mát mẻ trong năm, nắng ấm thuận lợi cho quá trình nở hoa của cây. Thời điểm này trùng với dịp Tết Nguyên Đán nên loài hoa này rất được săn đón

dia-lan-sato-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-loai-lan-nay-2

2. Cách trồng địa lan sato

  • Bước 1: Dùng vòi nước sạch để rửa sạch các khóm lan sau đó xếp lần lượt vào rổ, nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm (trong khi thao tác không làm hỏng dễ non)
  • Bước 2:cho phần lót vào đáy chậu khoảng 5-7 cm tuỳ chiều cao chậu
  • Bước 3: cho chất trồng chính vào chậu.
  • Bước 4: Dùng rêu nước hay vụn xỉ than để phủ lên bề mặt chậu 1 lớp mỏng sao cho thân cây lan vẫn phải hở 1 phần trên lớp phủ
  • Bước 5: Dùng nước tưới đẫm toàn bộ chất trồng nều trồng bằng bùn ao và dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan. Nếu trồng bằng xỉ + cát thì chỉ dùng bình xịt để xịt rửa toàn bộ lá của lan.
  • Bước 6: Xếp các chậu lan vừa mới trồng vào nơi râm mát.

dia-lan-sato-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-loai-lan-nay-3

3. Cách chăm sóc địa lan sato

Địa Lan không thích đọng nước trên lá qua đêm. Nếu để đọng nước trên lá như vậy lá của nó có thể bị nhiễm bệnh.

  • Địa Lan có thể cho bông trong điều kiện nhiệt độ dưới 65 độ F hay 10 – 25 độ C.
  • Địa Lan là giống lan cho bông lâu tàn nhất trong điều kiện chăm sóc lý tưởng.
  • Địa Lan thích ẩm ướt.
  • Địa Lan ưa được trồng trong chậu chặt khít.
  • Địa Lan ưa trồng trong giá thể có kích thước trung bình.
  • Tránh gió, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nguồn phát sinh sâu bệnh, tránh nấm mốc
  • Ánh sáng chiếu 10 giờ / ngày

Địa Lan không thích bị khô giữa hai kỳ tưới nước giống như một số loại lan khác. Một số loại lan giữa 2 lần tưới cần có 1 khoảng thời gian khô ráo.

dia-lan-sato-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-loai-lan-nay-4

4. Lưu ý khi chăm sóc

  • Không đổ bã chè, bã café vào chậu cây, luôn giữa mặt chậu cây thoáng, mỗi tháng một lần nên mang chậu cây ra ngoài trời một tuần.
  • Không đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.

Như vậy cách trồng và chăm sóc địa lan Sato không hề khó như chúng ta vẫn nghĩ đúng không nào. Nếu bạn chăm sóc đúng quy trình, cây sẽ nhanh chóng hoa hoa đẹp và nở được lâu, trang trí  nhà cửa trong dịp tết rất phù hợp. Chúc các bạn thành công !!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *