Đặc điểm cây sưa trong phong thủy bạn cần biết

Cây xanh vốn là không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, chúng mang thiên nhiên đến gần gũi với ta, tạo cảm giác tươi mới, thanh bình. Đối với những loại cây công trình cũng vậy. Trong chuyên mục hôm nay, Vuoncaykieng sẽ cùng bạn theo dõi những thông tin mới nhất về cây sưa. Khám phá ngay nhé!

dac-diem-cay-sua-trong-phong-thuy-ban-can-biet-1

1. Đặc điểm chung của cây sưa

  • Cây sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng ở tuổi 1 – 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây sẽ tự vươn thẳng.
  • Gỗ Sưa đỏ màu đỏ sậm có mùi thơm như trầm, đặc biệt gỗ có vân bốn mặt chứ không chỉ hai mặt như các loại gỗ khác, khi đưa ra ánh sáng óng ánh bảy màu. Gỗ đốt thơm như trầm cũng có thể cất lấy tinh dầu như tinh dầu Đàn Hương, Chiết xuất từ gỗ có tính chất làm tan sưng, ra mồ hôi và trợ tim. Từ thời vua chúa phong kiến Trung Quốc gỗ sưa đã được dùng làm đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu quý…..
  • Hiện nay, cây sưa được gây trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Là cây ưa sáng, sưa thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, có khả năng tái sinh hạt, chồi rất tốt.

2. Ý nghĩa cây sưa trong phong thủy

  • Theo phong thủy cây cảnh, cây sưa đỏ có tác dụng trừ tà khí, ma quỉ, có thể dùng gỗ sưa đỏ làm bàn thờ, đồ thờ để giúp gia chủ phát tài. Gỗ cây sưa đỏ còn được chế tác thành các vật phẩm phong thủy có ý nghĩa trong tâm linh của chủ sở hữu nó.
  • Văn hóa Á Đông chúng ta có quan niệm lớn về phong thủy nhà ở, ngôi nhà là nơi đón nhận những luồng khí từ âm dương giao thoa, luồng khí tốt có thể làm vận mệnh cũng sẽ thay đổi tương ứng. Gỗ sưa đỏ là một vật phẩm điều hòa âm dương. Với các cây sưa sống càng lâu năm thì càng tích tụ được nhiều năng lượng nếu con người thường xuyên tiếp xúc với nó sẽ giúp con người thay đổi khí huyết, loại bỏ bệnh tật.

dac-diem-cay-sua-trong-phong-thuy-ban-can-biet-2

3. Cách trồng và chăm sóc cây sưa

  • 50cm, thân cây thẳng, cành lá cân đối, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Cây nên được trồng vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Người trồng dùng dao hoặc kéo xé túi bầu ni lông, đặt bầu cây xuống hố, điều chỉnh cây đứng thẳng và tiếp tục lấp đất cho đầy hố, có thể dùng tay hoặc chân giẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh làm vỡ bầu.
  • Chăm sóc, bón phân cân đối và thường xuyên sẽ rút ngắn thời gian cho thu hoạch
  • Những năm sau làm cỏ 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1-0,2kg NPK/mỗi tuổi.
  • Cây sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh để cây đạt được gỗ thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc.
  • Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc đảm bảo khu vực trồng cây không bị cỏ dại chen lấn, tạo nguồn dinh dưỡng cũng như quang hợp tốt nhất cho cây.
  • Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2 – 3 năm tỉa bỏ cành võng. Sau trồng 5 – 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau.
  • Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không vì sức phát triển của sưa đỏ khá mạnh mẽ đồng thời cho thu hoạch sớm hơn các cây cùng loại.

dac-diem-cay-sua-trong-phong-thuy-ban-can-biet-3

Trồng cây sưa không chỉ đem lại màu xanh cho môi trường mà còn có thể làm giàu nhờ những nguồn lợi do loài cây này đem lại. Chúc các bạn thành công! Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *