Cây tùng? Ý nghĩa phong thủy loài cây đẹp nhất Việt Nam

Cây tùng là một trong những loại cây cảnh đẹp được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và thế giới. Hôm nay Vuoncaykieng sẽ chia sẻ với bạn đôi nét về cách trồng cây tùng, ý nghĩa cây tùng và tính phong thủy của loại cây này.

1. Cây tùng là gì?

  • Cây Tùng là cây mọc thẳng, có loại cao từ 15-20m, tán lá dày, xanh. Cây Tùng được trồng tại nhiều quốc gia, cây có thể trồng Bonsai hoặc bóng mát rất đẹp. Tùng có nhiều loại, song ở nước ta có 6 loại sau đây hay được dùng để trồng làm cây cảnh
  • Để kể về các loại tùng ở Việt Nam thì có lẽ phải liệt kê ra khá nhiều vì thực ra theo thống kê có đến khoảng 50 loài tùng. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là 6 loài được trồng phổ biến ở khắp cả nước từ Nam ra Bắc. Việc phân biệt chúng cũng không quá khó thường sẽ phân biệt bằng việc chia lá vảy và lá kim.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-1

2. Phân loại cây tùng

2.1 Tùng la hán (vạn niên tùng)

Vạn niên tùng hay còn gọi là tùng la hán có lẽ là một trong những loại tùng quý giá nhất. Đúng như tên gọi của nó, vạn niên tùng có tuổi thọ cao lên đến cả trăm năm. Có những cây tùng la hán đẹp nhất việt nam có giá hàng trăm triệu đồng được tạo bởi cách uốn độc đáo. Một trong các dáng tùng la hán đẹp là dáng trực.

Tùng la hán có hai loại: lá dài và lá ngắn. Quả có hình giống như những vị la hán trong chùa nên được gọi là tùng la hán. Bởi vậy ý nghĩa cây tùng la hán hay ý nghĩa cây vạn niên tùng được đánh giá cao trong phong thủy. Với sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao và ý nghĩa phong thủy tốt, cách chăm sóc tùng la hán không khó nên là lựa chọn hàng đầu của những tay chơi cây cảnh.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-2

2.2 Cây thủy tùng

Nhiều người thắc mắc cây thủy tùng có tác dụng gì mà lại quý hiếm và đắt đỏ đến vậy. Thủy tùng hay còn được gọi là cây thông nước, cây kim thủy tùng phân bố ở miền nam Việt Nam. Có kích thước lớn, cây thủy tùng có thể cao lên tới 30m với đường kính 1m hoặc hơn, các tán lá tạo thành hình nón. Một số cây non có thể dùng làm cây thủy tùng để bàn, cây thủy tùng bonsai. Là loài cây thân gỗ mọc thẳng nên được sử dụng để khai thác gỗ nhiều. Gỗ cây thủy tùng không bị mối mọt, các đường vân gỗ đẹp nên hiện đang bị khai thác quá nhiều và nằm trong sách đỏ.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-3

2.3 Tùng thơm

Tùng thơm xuất xứ từ phía nam châu Mỹ với tên khoa học Cupressus macrocarpa. Cây tùng thơm có những đặc điểm chung của các loại cây tùng như thân gỗ thẳng, lá kim,… Điều làm nổi bật cây tùng thơm là tinh dầu của cây có mùi thơm rất dễ chịu. Khi đến gần cây ta sẽ ngửi thấy một mùi thơm dịu nhẹ giúp thư giãn và thoải mái đầu óc. Khi cây bị héo cũng vẫn có thể tỏa mùi hương. Cách chăm sóc cây tùng thơm cũng khá dễ dàng nên được chọn làm cây để bàn với số lượng lớn.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-4

2.4 Tuyết tùng

Tuyết tùng bắt nguồn từ phía tây dãy núi Himalaya ở độ cao trên 1500m. Thân cây cao từ 30-40m, cây ca lên tới 60m hoặc hơn. Các nhánh cây rộng và phẳng, chồi đa dạng với lá kim tạo thành hình xoắn ốc mở. Thông thường tuyết tùng đẹp và chịu lạnh tốt nên được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhiều tại các vùng lạnh. Cách chăm sóc cây tùng tuyết cũng không cần quá cầu kỳ.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-5

2.5 Cây tùng bồng lai

Tùng bồng lai có tên khoa học là Podocarpus Macrophyllus. Có những nơi gọi tùng bồng lai là tùng lá văn trúc hay tùng lá thiên môn đông. Chỉ cần tưởng tượng hình ảnh cây tùng bồng lai thôi ta đã thấy đây là một loại cây đẹp và có ý nghĩa phong thủy tốt. Tùng bồng lai có kích cỡ không quá lớn, thân và cành lại có độ mềm dẻo vừa phải nên rất được chuộng làm cây tùng bonsai hoặc cây tùng bồng lai để bàn. Có tuổi thọ cao và sức sống tốt, cách chăm sóc cây tùng bồng lai đơn giản nên nó thuộc loại cây dễ trồng và nhân giống.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-6

2.6 Cây tùng bách

Tùng bách hay cây tùng bách tán có nguồn gốc từ New Caledonia với tên khoa học Araucaria excels. Cây tùng bách tán hay còn gọi là vương tùng cao khoảng 15-20m.

Điểm nổi bật của cây là các cành xếp thành từng vòng tròn theo chiều ngang và nhỏ dần về phía đỉnh nhìn rất đẹp và cân đối. Mỗi vòng cây có khoảng 6 nhánh hợp lại thành hình nón ngược, lá mọc khá dày và đẹp. Cây tùng bách tán có ngoại hình đẹp, thân thẳng và cành lá xum xuê nên phù hợp trồng trước cửa các tòa nhà, công viên hay trong vườn.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-7

3. Ý nghĩa cây tùng

  • Cây tùng là loài sống lâu, có những cây cổ thụ sống hàng trăm năm. Vì vậy cây tùng mang ý ngụ ý về sự trường thọ, lâu bền. Cây tùng cổ thụ trồng trước nhà giúp giữ vững khí số và hảo vận cho ngôi nhà.
  • Thân cây tùng đẹp, thẳng, cứng cỏi và chắc khỏe và có mùi thơm nên có tác dụng trừ tà, giúp gia chủ khỏe mạnh, sống lâu. Được ví như người quân tử, cây tùng có sức sống mãnh liệt và khỏe mạnh tươi tốt ngay cả trong mùa đông giá lạnh.
  • Các cành lá của cây tùng mọc cân đối, xum xuê tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Trồng cây bên cạnh các ngôi mộ cũng có ngụ ý về sự phù hộ, công đức của tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
  • Ngoài ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy, giá trị kinh tế của cây tùng cũng rất cao. Gỗ tùng thuộc nhóm gỗ quý có chất lượng tốt rất được ưa chuộng trên thị trường. Người ta cũng có thể lấy nhựa cây tùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc đông ý quý.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-8

4. Cách trồng và chăm sóc

Cây tùng là cây dễ sống, cần ít sự chăm sóc. Các loại tùng bồng lai, cây tùng la hán, cây tùng thơm, cây tùng bách cũng có cách trồng và chăm sóc tương tự. Để cây phát triển tốt nhất thì khi trồng và chăm sóc bạn lưu ý một vài điều dưới đây.

4.1 Cách trồng cây tùng

  • Chuẩn bị đất trồng tơi xốp, thích hợp trồng với kiểu cây bonsai thì bạn nên dùng xỉ than đập vụn sau đó trộn với đất vi sinh và đất thịt và chút phân NPK sau đó trộn tơi rồi cho vào chậu.
  • Khi đánh cây ngoài tự nhiên về trồng ở chậu thì chọn loại cây to bằng cổ tay trở xuống để dễ tạo kiểu, uốn nắn. Khi đánh cây ta đánh vòng hình bầu tránh làm đứt quá nhiều rễ, đặt vào chậu sau đó vun đất vồng lên rồi tưới nước ngập gốc. Để thoát hết nước sau đó cho vào chỗ mát. 1,2 ngày tưới phun sương một lần.

4.2 Chăm sóc cây

  • Đất trồng: Đất trồng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, chọn lựa đất phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt. Chọn các loại đất tơi xốp thoát nước nhanh. Sử dụng xơ dừa hoặc xỉ than trộn lẫn với đất để tăng độ tơi xốp.
  • Nước: Cây tùng là cây ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều nước, bạn chỉ nên tưới phun sương 2,3 ngày một lần. Tưới ẩm gốc và phun lên phần lá là được
  • Ánh sáng: Cây để văn phòng thì khoảng 1 tuần bạn mang ra hứng nắng một lần vào buổi sáng từ 8h đến 9h30 rồi lại mang vào chỗ cũ. Cây tùng cảnh là cây ưa bóng râm, không để cây nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài.
  • Nhiệt độ: Để cây tại các vị trí thông thoáng, tránh nơi khí nóng phả trực tiếp vào cây sẽ làm chết cây.
  • Sâu bệnh: Mốc rễ, rệp trắng lá, là 2 loại sâu bệnh phổ biến của loài cây này. Vì cây tùng có cành và lá nhỏ, mật độ dày nên cần cắt tỉa cành sâu bệnh sau đó dùng thuốc bảo vệ thực vật phun đều lên cây. Đem cây ra ngoài ánh sáng để diệt trừ nấm mốc và các loại rệp.

cay-tung-y-nghia-phong-thuy-loai-cay-dep-nhat-viet-nam-9

Trên đây Vuoncaykieng đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây tùng. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *