Cây trúc nhật là gì? Tại sao lại được yêu thích như vậy

Cây trúc nhật là loại cây cảnh phổ biến, thường được trưng bày tại nhà, phòng làm việc hoặc công trình sân vườn, trong công viên để tạo quang cảnh tươi mát, sống động. Vậy cây trúc nhật là gì? Hãy cùng xem đâu là mệnh hợp với cây trúc nhật, và tại sao đây là cây được chuộng trồng đến vậy.

cay-truc-nhat-la-gi-tai-sao-lai-duoc-yeu-thich-nhu-vay-1

1. Đặc điểm hình thái cây trúc nhật

Trúc nhật được chúng ta biết đến là loại cây đẹp và xanh về nét đơn thuần của cây. Không màu mè sặc sỡ như các cây khác, nhưng cây trúc nhật luôn toát lên vẻ thanh nhã,, xanh nhẹ nhàng và mang ý nghĩa thiên phú với các câu chúc may mắn, tốt đẹp. Chính vì thế mà cây đang và đã được ưa chuộng trồng làm cảnh ở nhiều nơi.

  • Cây trúc nhật có tên khoa học: Dracaena surculosa punctulata
  • Cây thuộc họ: Dracaenaceae
  • Tên thường gọi: Trúc nhật
  • Các tên khác: Cây phất dụ
  • Cây trúc nhật có bắt nguồn từ các nước Châu á

Cây trúc nhật có chiều cao trung bình không quá lớn, nên cây được chọn làm cây cảnh nội thất trong nhà, văn phòng công công ty. Ngoài ra cây còn được sử dụng ở các nơi diện tích, công trình lớn như nhà hàng khách sạn, công viên ,,,,vv với cách trồng thành hàng rào, lối đi ,các khóm hoặc các bụi..vv.

Cây trúc nhật thuộc dạng thân thảo, cây bụi sống lâu năm, cùng họ với tre trúc nên thân của cây giống các cây đó. Thân có hình khối trụ tròn, trên thân có các đốt dài ngắn và to nhỏ khác nhau, tùy vào vị trí. Thân có chiều cao và chiều rộng đường kính thân tương đối nhỏ. Chiều cao từ 50cm đến 1m. Chiều rộng đường kính thân khoảng 2 đến 4cm.

Thân phân chia nhiều nhánh nhỏ

  • Thân bóng. Bên ngoài thân có các lá bẹ mỏng màu trắng ôm sát thân, khi trưởng thành và cây già thì các bẹ dần rụng.
  • Thân trúc nhật khi non, và trẻ có màu xanh, khi trưởng thành và già thường ngả sang màu vàng nâu.

Lá cây trúc nhật

  • Lá của trúc nhật có hình hơi bầu nhưng dài, và thuôn nhọn ở đầu lá
  • Lá mượt, có màu xanh, màu đốm, hoặc màu sọc tùy vào từng loại của cây.
  • Có loại lá có đốm màu vàng, có loại có đốm màu trắng ở hai mép lá và vệt trắng dài ở giữa lá, trông rất bắt mắt.
  • Gân lá nổi có màu xanh nhạt hơn, mép lá nguyên.
  • Mọc đối
  • Hoa và quả cây trúc nhật
  • Hoa thường mọc ở đầu cành, ngọn

Hoa cây trúc nhật có màu trắng, mọc theo kiểu chùm, là sự kết hợp của các bông hoa nhỏ. Hoa nhỏ có kiểu nở bung, cuống hoa dài, các cánh hoa mỏng và thưa. Các hoa nhỏ khi nở tạo nên cả chùm hoa dạng khối tròn, vươn dài ra ngoài trông rất lạ và đẹp mắt độc đáo.

Quả của cây trúc nhật thường rất hiếm gặp, quả mọng thường nhỏ hình tròn có màu đỏ hoặc vàng khi chín, có màu xanh khi còn non.

cay-truc-nhat-la-gi-tai-sao-lai-duoc-yeu-thich-nhu-vay-2

2. Ý nghĩa phong thủy của Cây Trúc Nhật

  • Cây Trúc Nhật có hình dáng mảnh mai, thanh nhã nên phù hợp với nhiều không gian cũng như lối kiến trúc khác nhau. Trong phong thủy, Cây Trúc Nhật có tác dụng trừ tà và loại bỏ khí độc, thanh lọc không khí rất tốt, đặc biệt là những nơi thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ. Cây Trúc Nhật còn có ý nghĩa nữa đó là đất trời thường xuân. Trúc gần âm với ý chỉ chúc phúc tốt đẹp, mang lại điềm lành cho gia chủ.
  • Cây Trúc Nhật có tác dụng lọc không khí rất tốt, hấp thụ những khí độc thải ra từ những vật dụng trong nhà như bàn ghế, đồ ăn, sơn tường, máy tính, tivi… Vì vậy cây được đặt ở vị trí tiền sảnh hay trong văn phòng công ty tùy theo sự sáng tạo của bạn, đặt những nơi thờ tự trong nhà, điện thờ…
  • Với những người tuổi Mão, Cây Trúc Nhật được xem là bùa hộ mệnh mang lại may mắn. Người tuổi này đặt Cây Trúc Nhật trong nhà sẽ giúp gia chủ kiếm tiền, cơ hội phát tiển tốt và hạn chế những điềm không may. Ngoài ra những người mệnh Kim có tính cách dữ dội, mạnh mẽ thì đây là cây giúp giải hạn và cân bằng cuộc sống cho họ, mang lại sức khỏe tốt. Nếu bạn thuộc mệnh Mộc và mệnh Kim thì nên đặt một chậu Cây Trúc Nhật trong nhà hoặc trong phòng làm việc của mình nhé.

cay-truc-nhat-la-gi-tai-sao-lai-duoc-yeu-thich-nhu-vay-3

3. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật

3.1 Nhân giống cây trúc nhật

Đối với cây trúc Nhật, việc nhân giống thường được sử dụng theo phương pháp nhân giống vô tính và thường có 2 cách cơ bản:

  • Nhân giống bằng cách tách bụi từ cây mẹ.
  • Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

3.2 Cách trồng cây trúc nhật

Tách bụi

  • Chuẩn bị đất trồng thoát nước tốt giàu chất dinh dưỡng, chuẩn bị sẵn hỗn hợp trong chậu, đất có thể trộn thêm trấu, phân hữu cơ, mùn, xơ dừa tỷ lệ 1:1:1 :
  • Chọn cây mẹ tốt khỏe mạnh, xác định bụi cần tách. Đào tách cây con bằng cách đào cây mẹ, loại bỏ hết đất, sau đấy tiến hành cắt rời cây con rồi đem trồng vào chậu đã chuẩn bị trên.  Cod 2 cách trồng, 1 là trồng vào đất, 2 là trồng vào nước dạng thủy canh.
  • Khi đặt vào chậu chúng ta lấp đất nhẹ lên bề mặt và nén chặt, tưới lượng nước vừa đủ.

Giâm cành

  • Đầu tiên chúng ta cũng chọn cành khỏe mạnh, cành bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá. Cắt khu vực cành có khoảng 2 cặp lá, loại bỏ các tàn dư gần gốc cắt, sau đó để nơi thoáng mát. Chuẩn bị hỗn hợp để giâm cành, hỗn hợp gồm ít đất, tro trấu, xơ dừa tỷ lệ 1: 1 trộn lẫn với nhau và cho vào bầu hoặc khay bầu. Cắm cành giâm vào hỗn hợp vừa chuẩn bị ở trên. Sau đó đặt nơi thoáng mát và tưới nước vừa đủ. Trước khi giâm cành xuống chúng ta có thể ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ.
  • Khoảng 1 tháng rễ sẽ bắt đầu mọc nhiều, để cây cứng cáp chugs ta có thể để 45 ngày sau đấy mới bứng ra khỏi bầu để đem trồng ra chậu riêng. Khi trồng chúng ta nên bỏ vỏ nilong của bầu rồi đặt cây vào chậu đã có đất sẵn. Vun đất và tưới thêm tước lượng vừa đủ.

cay-truc-nhat-la-gi-tai-sao-lai-duoc-yeu-thich-nhu-vay-4

3.3 Cách chăm sóc cây trúc nhật

  • Nước: Cây không yêu cầu quá nhiều nước, tuy nhiên chúng ta phải tưới thường xuyên và điều độ, tránh để tình trạng cây quá khô, hoặc tưới cây quá đẫm nước . Có thể tưới 3 đến 4 ngày 1 lần, thời điểm tưới tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối .
  • Ánh sáng: Cây ưa sáng, chịu được bóng nhưng không ở thời gian dài, vì thế nếu đê cây ở các vị trí thiếu ánh sáng như trong nhà, thì chúng ta nên thực hiện công tác phơi nắng cho cây, tốt nhất là nên phơi nắng 3 lần, hoặc 2 lần /1 tuần, thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, tránh tình trạng phơi cây ở giữa trưa nhiệt độ 35 đến 40 độ C. Cây dễ bị mất nước và héo nhanh.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độc thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 23 đến 28 độ C.
  • Đất : Cây trúc nhật thích hợp trồng ở đất có độ thoát  nước tốt, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm vừa phải.
  • Phân bón: Cây trúc nhật không yêu cầu khắt khe về phân bón tuy nhiên để cây sinh trưởng xanh tốt, lá và thân mượt thì chúng ta có thể sử dụng bón thêm phân hữu cơ, phân bón lá liều lượng 2 đến 3 tuần 1 lần, luân phiên nhau.

Trên đây là vài chia sẻ của chúng tôi dành cho các bạn về cây trúc nhật. Vậy nếu bạn đang mong muốn tìm và chọn cho mình cây cảnh phong thủy làm đẹp cho không gian thì cây trúc Nhật là một gợi ý rất mới mẻ đấy. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *