Cây phát tài? Ý nghĩa phong thủy giúp mang nhiều tài lộc

Cây Phát Tài là tên gọi mà người yêu cây phong thủy Việt Nam đặt cho nhiều loại cây mang vận may, sự phát đạt và tài lộc đến với người trồng. Song không phải ai cũng có thể trồng và chăm sóc tốt để phát huy hết tác dụng của loài cây này. Bài viết này chia sẻ tất tần tật về cách trồng cây Phát Tài theo từng loại cây. Cùng tìm hiểu nhé!

cay-phat-tai-y-nghia-phong-thuy-giup-mang-nhieu-tai-loc-1

1. Đặc điểm cây Phát Tài

  • Phát tài là một loại cây thân gỗ, thẳng, dài, đường kính thân cây có thể dao động từ 3 – 8cm, cao đến 6m tùy vào tuổi thọ của cây. So với những cây phát tài trồng cảnh trong nhà thì những cây trồng ngoài trời và lâu năm có kích thước lớn hơn rất nhiều.
  • Lá phát tài mọc ra trực tiếp từ thân cây, tạo thành những cụm lá xanh tươi hình như cái nơ. Kích thước lá lớn, dài, màu xanh bóng, có sọc vàng hoặc trắng ở giữa.
  • Hoa của cây có thể có màu vàng hoặc trắng. Chúng thường nở vào những tháng cuối năm. Hoa có mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho những không gian có đặt cây.
  • Khi trồng, phát tài ưa những nơi có bóng râm, ánh sáng thường xuyên, nhất là trong phòng điều hòa có ánh sáng đèn điện cả ngày. Chính vì thế mà phát tài là lựa chọn ưu tiên, hợp lý nhất cho nhiều văn phòng, công ty.

cay-phat-tai-y-nghia-phong-thuy-giup-mang-nhieu-tai-loc-2

2. Ý nghĩa của cây phát tài

Với đặc điểm là khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong nhiều môi trường, thậm chí khắc nghiệt và luôn giữ được dáng cây thẳng đứng, vô cùng hiên ngang, phát tài được ví như nguồn năng lượng mạnh mẽ, theo thuyết phong thủy sẽ giúp mang lại bình yên và cuộc sống luôn vui tươi cho gia chủ.

Để giúp mang lại may mắn cũng như phát huy hết tác dụng của mình, một cây phong thủy phải hội tụ đủ 5 yếu tố Ngũ Hành, bao gồm:

  • Kim: Chậu dùng để trồng cây là được làm bằng kim loại. Trong trường hợp trồng cây trong chậu thủy tinh hay chậu gốm, cần đặt một vài đồng tiền hoặc một bức tượng bằng kim loại lên trên.
  • Mộc: Bản thân cây phát tài.
  • Thủy: Nước dùng để tưới cho cây.
  • Hỏa: Khi trồng, người ta thường buộc một dải ruy băng đỏ lên mỗi chậu phát tài.
  • Thổ: Nơi cây sinh trưởng chính là loại đất dùng trồng cây.

cay-phat-tai-y-nghia-phong-thuy-giup-mang-nhieu-tai-loc-3

Đồng thời trong phong thủy, số lượng cây được trồng trong mỗi chậu cũng sẽ mang những ý nghĩa rất khác nhau. Dựa vào đây, gia chủ có thể trồng theo để đạt được những mong muốn, nguyện vọng của mình.

  • Chậu trồng 2 cây: Tình duyên và hôn nhân.
  • Chậu trồng 3 cây: Mang đến 3 loại may mắn đó là hạnh phúc, trường thọ, giàu có.
  • Chậu trồng 5 cây: Giúp mang lại sức khỏe.
  • Chậu trồng 8 cây: Thịnh vượng và phát tài.
  • Chậu trồng 9 cây: Mang lại nhiều may mắn.

3. Cách trồng và chăm sóc cây

3.1 Yêu cầu về nhiệt độ

Cây phát tài dễ thích nghi trong nhiều môi trường khác nhau, song để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt nhất, luôn giữ được độ tươi tốt và xanh tươi thì nên đặt ở nơi có nhiệt độ ấm áp, trong khoảng từ 36 – 50 độ C. Lưu ý là không đặt cây ở nơi trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi, bởi không khí quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây.

3.2 Chế độ nước

  • Tùy theo mỗi không gian sinh sống của phát tài mà sẽ điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Nếu cây đặt trong phòng máy lạnh thì nên giảm nước tưới; cây sống trong phòng nhiệt độ bình thường thì tưới nhiều hơn khoảng 30%.
  • Còn nếu cây được đặt ngoài trời thì tùy vào thời tiết, trời mưa hay nắng rồi mới quyết định lượng nước cần cho cây.
  • Hiện nay, phát tài còn được trồng trong chậu có chứa nước cao khoảng 2.5 cm với ít sỏi. Và tốt nhất nên dùng nước cất, hoặc nước đóng chai, còn nếu dùng nước máy phải để qua 24 giờ bởi cây rất nhạy cảm với Clo và các chất hóa học có trong nước máy. Và nên thay nước hàng tuần.

3.3 Yêu cầu chất đất

Tuy phát tài là một loại cây ưa nước song khi trồng trong đất, chúng lại không thích ngậm nước. Vì thế nên chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt để phù hợp với đặc tính này của cây, không làm cây bị úng, thối rễ.

Có thể sử dụng hỗn hợp đất trồng theo tỉ lệ 80% tro trấu và 20% trấu sống thì sẽ đảm bảo được yêu cầu này.

3.4 Cách nhân giống cây phát tài

Hiện nay, để nhân giống phát tài có hiệu quả nhất, người ta sử dụng hai phương pháp chính là gieo hạt và giâm cành.

  • Gieo hạt: Đối với phương pháp này thì sẽ cho cây thuần hơn và tạo được cây lên từ ngọn song lại mất khá nhiều thời gian, có khi phải mất đến 2 năm mới được một cây có có dáng cao khoảng 50 – 60 cm. Và hạt giống cây hiện cũng khá hiếm nên phương pháp này không được người dân quan tâm và áp dụng nhiều.
  • Giâm cành: Đây là phương pháp phổ biến hiện hành, được nhiều người áp dụng. Cành hom được cắt ra từ cây bố mẹ, có chiều dài khoảng 25 – 50 cm rồi đem giâm xuống đất, chăm sóc và mọc mầm mới. Thời gian cũng được rút ngắn hơn rất nhiều nếu được chăm sóc tốt, duy trì nước thì cành sẽ nhanh mọc rễ hơn.

Lưu ý: Khi dùng dao, cưa để cắt cành hom phát tài thì nên sát trùng vết cắt bằng việc quét keo/ vôi lên để hạn chế vi khuẩn, nấm,… gây nhiễm trùng vết cắt. Đồng thời, động thái này cũng giúp kích thích mọc rễ, chồi nhanh hơn.

3.5 Chế độ thay đất định kỳ cho cây phát tài

Hiện nay, đa số phát tài được trồng trong các chậu nhỏ, để trong nhà là chính. Khoảng sống chật hẹp, lượng dinh dưỡng có hạn nên cần phải có chế độ chăm sóc tốt cho cây.

Ngoài cung cấp đủ nước, ánh sáng và thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho cây thì cũng nên định kỳ thay đất. Đến khi bạn cảm thấy cây bị khựng lại, không phát triển thêm, cành lá kém tươi hơn cũng là lúc nên mang lại đất sống mới cho cây. Thông thường khoảng từ 5 – 6 tháng thay đất một lần là phù hợp.

cay-phat-tai-y-nghia-phong-thuy-giup-mang-nhieu-tai-loc-4

Tất tần tật cách trồng cây Phát Tài như ở trên chắc hẳn sẽ giúp ích cho các bạn yêu cây rất nhiều. Tùy từng loại cây mà ta nên chọn trồng trong đất hay nước, cách trồng và chăm sóc khác nhau. Hãy ghi chú lại để dễ dàng thực hiện và chăm sóc tránh cây trồng bị chết bạn nhé. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ nhiều bài viết hay nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *