Cây hoa sứ? Tất tần tật những thông tin bạn cần biết

Cây cảnh là một trong những vật trang trí hữu dụng nhất thường được đặt trong nhà bởi chúng không chỉ đẹp mà còn mang nhiều công dụng và ý nghĩa khác. Đặc biệt, phải nhắc đến Hoa Sứ có rất nhiều loại và mỗi nền văn hóa khác nhau thì Hoa Sứ có một ý nghĩa riêng biệt. Sau đây, cùng tìm hiểu ý nghĩa của Hoa Sứ tại các nền văn hóa khác nhau trên thế giới nhé.

cay-hoa-su-tat-tan-tat-nhung-thong-tin-ban-can-biet-1

1. Đặc điểm của cây hoa sứ

  • Cây hoa sứ hay còn gọi là bông sứ thuộc họ Apocynaceae, có nguồn gốc Mexico, Trung Mỹ và Venezuela, sinh ra hoa có màu từ vàng tới hồng, phụ thuộc vào giống cây trồng.
  • Các giống hoa sứ có đặc điểm chung là thân cây mập mạp, mọng nước, bộ rễ phình to, gốc lớn. Lá cây thuôn dài, màu xanh bóng hoặc xanh xám, mọc tập trung ở đầu cành. Vào mùa lạnh, cây thường rụng lá. Hoa sứ nở vào mùa xuân đến hè, nở rộ ngọn, thường là khi lá đã rụng hết. Hoa sứ nguyên sơ có năm cánh mỏng, dạng phễu, sắc hoa từ trắng đến hồng đến đỏ. Hoa sứ lai nhiều cánh kép, màu sặc sỡ hơn.
  • Cây Sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xòe 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp… Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.
  • Cây hoa sứ cực kỳ thích nắng và thời tiết hanh khô, kỵ ẩm ướt, nhạy cảm với lạnh giá nên ít được trồng ở miền Bắc Việt Nam hơn là miền Nam. Đây là giống kiểng quý, giá đầu tư lớn nên trở thành thú chơi của những người sành điệu hoặc có tiền.
  • Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

cay-hoa-su-tat-tan-tat-nhung-thong-tin-ban-can-biet-2

2. Ý nghĩa của cây hoa sứ

2.1 Công dụng khoa học

  • Hoa sứ với rất nhiều giống với đủ màu sắc thường được dùng để làm cây cảnh trang trí.
  • Đại bộ phận của cây hoa sứ đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây hoa thường được dùng làm bài thuốc trị bong gân, cao huyết áp, trị ho, mụn nhọt, đau nhức chân răng,… Trong Đông Y hoa sứ có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp thường được bán tại các tiệm mua bán thảo dược.
  • Trong ngành khải khát cũng được sử dụng làm hương liệu, thay trà. Hoa sứ được sử dụng rất lâu đời mà rất nhiều người biết đến, nó đã đi vào từng câu ca, lời hát: “Đêm đêm ngửi mùi hương, mùi hoa sứ nhà nàng, ướp trà thơm đãi khách, họ hàng cô bác đều khen…”
  • Ngoài ra, hoa sứ cũng có một số công dụng trong làm đẹp.

2.2 Ý nghĩa phong thủy

  • Theo quan niệm phong thủy, cây sứ mang đến nhiều đức phúc cho gia chủ, giúp công việc thêm phát đạt, cuộc sống vui vẻ. Vào ngày Tết, nhiều người Việt Nam hay đầu tư vài chậu sứ trưng trong nhà để mang rực rỡ ấm áp đến với gia đình và cầu mong năm mới đầy may mắn. Cây sứ càng nở rộ nhiều hoa càng giúp người trồng thêm sung túc, thịnh vượng.
  • Bên cạnh đó, một số loại cây hoa sứ to có thể uốn rễ, cành tạo hình thành cây Bonsai, là “cực phẩm” của những bàn tay khéo léo. Chúng thể hiện được dấu ấn chủ nhân cũng như tạo nên sự sang trọng cho không gian trưng bày. Nhiều thế cây biểu trưng cho ý nguyện của gia chủ về sự bình an, ấm no hay trường thọ.

cay-hoa-su-tat-tan-tat-nhung-thong-tin-ban-can-biet-3

3. Cách chăm sóc cây hoa Sứ

  • Ánh sáng: Cây cần nhiều ánh sáng trực tiếp, không sợ nắng gắt, nắng càng lớn hoa nở càng đẹp.
  • Nước: Hoa Sứ Adenium không cần nhiều nước nhưng cũng phải đảm bảo tưới cây khi thấy đất khô. Tránh tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước mà không thoát nước, dễ gây úng rễ.
  • Nhiệt độ: Thời tiết bình thường cây có thể sống tốt. Nhưng các loại hoa Sứ như Adenium Somalense, Adenium Crispum chịu lạnh cực kỳ kém, nên cần phủ rơm giữ ấm vào mùa đông.

Với những chia sẻ trên đây của Vuoncaykieng, hy vọng bạn đã có thể tự trồng và chăm sóc cây hoa sứ để trang trí cho chính ngôi nhà của mình! Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *