Cây chè xanh? Bổ sung những điều bạn cần biết

Cây chè xanh/ Cây trà xanh là loại được trồng làm cây cảnh trang trí tại sân vườn, ngoại thất, một số cây được trồng bó gốc tạo dáng bonsai rất đẹp mắt. Lá cây trà xanh còn được sử dụng để pha trà uống rất có lợi giúp phòng chống một số bệnh hiệu quả. Cùng Vuoncaykieng tìm hiểu loài cây này trong bài viết sau đây.

cay-che-xanh-bo-sung-nhung-dieu-ban-can-biet-1

1. Đặc điểm cây chè xanh

  • Chè xanh là loài thực vật thân nhỡ, cao từ 5 – 6m, một số cây có thể phát triển đến 10m. Cây mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, thân và cành có màu nâu, một số cành non có màu xanh lục.
  • Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, mặt lá nhẵn, mép nguyên hoặc có răng cưa nhẹ. Hoa mọc ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng, nhị vàng và có mùi thơm thanh mát. Quả nang, có 3 ngăn.

2. Tác dụng của chè xanh

2.1 Tác dụng của chè xanh theo Đông Y

  • Công dụng: Lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, làm mát cơ thể.
  • Chủ trị: Tâm trí rối loạn, người nóng, tả lỵ, mụn nhọt, chóng mặt, ăn không tiêu.

2.2 Công dụng của lá chè xanh theo y học hiện đại

  • Cầm tiêu chảy: Chất tannin trong lá chè xanh khi tiếp xúc với niêm mạc đường ruột sẽ làm giảm hấp thu canxi và chất sắt, từ đó có tác dụng cầm tiêu chảy.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa (quercetin, flavonoid, carotene, vitamin C, EGCG) có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, trà xanh có tác dụng làm sạch mạch máu và giảm lượng choletsterol trong cơ thể. Sử dụng nước trà xanh thường xuyên có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Chống lão hóa: Các polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ra quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh: Với hàm lượng florua cao, trà xanh còn có tác dụng bảo vệ hệ thống xương khớp và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của các bệnh viêm khớp mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
  • Tăng cường trí nhớ: Catechin và các chất chống oxy hóa trong lá trà xanh có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ và chống lại hoạt động của gốc tự do. Dùng trà xanh đều đặn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thoái hóa thần kinh như Parkinson và Alzheimer.
  • Bảo vệ gan: Catechin, Vitamin C và khoáng chất trong trà xanh có tác dụng giảm lượng chất béo triglyceride tích trữ và ổn định chỉ số men gan.
  • Kiểm soát huyết áp: Lá trà xanh có tác dụng kiểm soát hormone engiotensin (hormone gây co mạch máu và làm tăng huyết áp).
  • Ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường: Polysaccharides và polyphenol trong trà xanh có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Vì vậy sử dụng trà xanh mỗi ngày có thể kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường type II.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm: Trà xanh chứa vitamin C, flavonoid và polyphenol – các hoạt chất này có tác dụng tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các viêm nhiễm hô hấp thường gặp.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn: Hoạt chất Theophyllin trong lá trà xanh có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của cơn hen cấp tính.
  • Giảm nguy cơ sâu răng: Tinh dầu từ trà xanh có tác dụng đánh bật mùi hôi miệng và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra chất florua trong trà xanh còn có công dụng duy trì hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.

cay-che-xanh-bo-sung-nhung-dieu-ban-can-biet-2

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè xanh

3.1 Kỹ thuật trồng cây chè xanh

Chọn giống:

  • Chọn giống trà có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thích ứng mạnh với điều kiện đất trồng của địa phương.
  • Giống chủ yếu phải được nhân vô tính theo biện pháp giâm cành trà trong túi bầu đất.
  • Chống chịu sâu bệnh tốt…

Chọn đất trồng:

Đất trồng trà phải có tầng canh tác trên 80cm, kết cấu tơi xốp; có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm; độ dốc bình quân dưới 25o; pH 4- 6.

Mật độ: 

Mật độ trồng trà tuân thủ theo nguyên tắc: với giống tán nhỏ thì trồng dày, tán lớn thì trồng thưa; đất có độ dốc lớn trồng dày, dốc nhỏ trồng vừa phải; canh tác thủ công có thể trồng dày, còn dùng cơ giới phải chọn mật độ phù hợp với tính năng của máy; đầu tư phân bón cao, có tưới nước trồng mật độ vừa phải; chu kỳ kinh doanh theo hướng nhanh thu hồi vốn thì trồng mật độ dày.

Thời Vụ:

Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1-2 và tháng 7-8; phía Nam tháng 2-3 và tháng 5-7. Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc ttháng 1-3 và tháng 8-9; phía Nam tháng 2-4 và tháng 6-7 khi đất đủ ẩm.

Phân Bón Lót:

  • Bón lót trước khi trồng: Sau khi đào rãnh hàng xong bón lót phân hữu cơ 20 – 30 tấn/ha + 100 – 150 kg P2O5/ha + TRICHODERMA (1 KG) + PHÂN HOẠI MỤC (vỏ cà phê, rơm dạ, cỏ)
  • Lưu ý: Phân hoại mục phải được ủ trước 30 ngày để mầm bệnh chết đi không gây hại cho cây trồng.

cay-che-xanh-bo-sung-nhung-dieu-ban-can-biet-3

3.2 Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chè Xanh

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

  • Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Sau khi tưới cần cung cấp dinh dưỡng cho cây để cây phát triển khỏe mạnh. Bà con dùng can 5l Gel humat + 2 kg HUMIC 90 T.A.N pha 1500 lít nước đổ gốc (250 gốc mỗi gốc 5-6 lít)
  • Lưu ý: tưới nước ẩm gốc trước khi tưới phân bón
  • Thời kì cây trà trổ đọt non:
  • Có thể thấy thời kì này các sản phẩm hữu cơ giúp câu trà vọt đọt, phóng đọt rất cần thiết. Vậy nên bà con cần  dùng ĐẠM CÁ OMEGA GROW 1 lít pha cho 200 lít nước phun ướt đãm hai mặt lá.
  • Lưu ý: thời kì sắp ra đọt non ( 20-30) ngày phun một lần.
  • Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc trà bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Đốn tạo hình:

  • Lần 1: Khi trà 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 – 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 – 35 cm.
  • Lần 2: Khi trà 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm.

Đốn phớt:

Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành lá, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương. Đối với vườn trà sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.

Đốn lửng:

Những đồi trà đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc trà  năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm. Đốn đau: Những đồi trà được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm.

Đốn trẻ lại

Những nương trà già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng.

  • Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.
  • Đốn tạo hình, trà con trước, đốn trà trưởng thành sau. Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới trà có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4-5 sau đợt trà xuân góp phần rải vụ thu hoạch trà.

Sau khi đốn trà hoàn tất, để tránh sâu bệnh, hình thành trên những vết hở của cây. Tránh hiện tượng nấm, khuẩn lây lan, bà con nên xịt rửa vườn bằng NANO ĐỒNG TÍM 500 ml pha cho 400 lít nước phun ướt hai mặt lá. Giúp cây tăng sức đề kháng ngăn chặn bệnh.

cay-che-xanh-bo-sung-nhung-dieu-ban-can-biet-4

Kỹ thuật bón phân cho cây trà:

Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng trà sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn trà, ép xanh cành lá trà đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha. . – Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha + HUMIC 90 USA (1 kg)

Số lần bón: 4 lần trong năm.

  • Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 +HUMIC 90 USA (1 kg trộn với 30kg phân bón) vào Tháng 2
  • Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 + HUMIC 90 USA (1 kg trộn với 30kg phân bón) vàoTháng 5
  • Lần 3: Bón 25% NPK + HUMIC 90 USA (1 kg trộn với 30kg phân bón) vàoTháng 7 Lần 4: Bón 15% NPK + HUMIC 90 USA (1 kg trộn với 30kg phân bón) vào Tháng 9

 4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây trà:

  • Bệnh rầy: Cả rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở phần búp lá non hút nhựa dọc gân lá khiến lá biến dạng cong queo, trên có các đốm nhỏ vàng. Ít nghiêm trọng hơn thì lá trà có màu tía. Nếu nặng lá ngắn hơn và khô nhất là trong điều kiện nắng nóng lá bị khô từ đầu đến tận nách lá. Thiệt hại do rầy không chỉ bởi hút hết nhựa cây mà còn gây tổn thương tế bào khiến cây chậm lớn, còi cọc, giảm năng suất và chất lượng trà.

Phòng trừ: Bà con dùng  QUICK REMOVAL 450ml hòa với 400 lít nước để phun trừ kịp thời các loại sâu hại như: bọ xít xanh, bọ xít vai nhọn, rầy, rệp…

  • Bệnh thán thư, vàng lá, rỉ sắt, nấm hồng, trong lúc đọt trà đang sinh trưởng gây ảnh hưởng đến chất lượng trà.

Điều trị: Sử dụng thuốc nội hấp cực mạnh PRO 339 250ml pha cho 200-250 lít nước phun ướt cây. Tuy nhiên vào mùa mưa bà con nên dùng GREEN LIFE 250ml pha với 200 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá.

  • Bệnh quắn lá ,bạc lá: Dấu hiệu bệnh ở phần đọt non bị xoăn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng, nổi gân lá bệnh nặng sẽ làm cho đọt cây bị sượng.  Bà con nên sử dụng HEXA 99 5SC 1lít pha với 400 lít nước phun đều hai mặt lá.

Phòng trừ: Nhà vườn nên dùng SIÊU KẼM CHALETE 500ml pha với 400 lít nước phun ướt hai mặt lá để mau lấy lại bộ lá xanh tốt cho cây trà.

cay-che-xanh-bo-sung-nhung-dieu-ban-can-biet-5

5. Những điều cần lưu ý khi dùng cây chè xanh

  • Chè xanh chứa hàm lượng caffeine lớn, có thể gây chóng mặt, cồn cào, hoa mắt nếu dùng lúc bụng đói.
  • Tránh dùng nước trà xanh ngay sau khi ăn vì chất tannin có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Hoạt chất tannin trong chè xanh có tác dụng cầm tiêu chảy, vì vậy người bị táo bón nên hạn chế sử dụng.
  • Caffeine trong lá trà xanh có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương nhằm tăng mức độ tập trung và hoạt động của não bộ. Do đó nếu uống trà xanh vào buổi tối có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
  • Người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai và người bị mất ngủ kinh niên không nên sử dụng trà xanh.
  • Nên dùng trà xanh vào sáng sớm để đầu óc tỉnh táo và tăng hiệu suất làm việc, học tập,…
  • Cây chè xanh đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng không đúng cách có thể gây táo bón, đau dạ dày và mất ngủ, vì vậy bạn nên dùng trà xanh vào thời điểm và liều lượng thích hợp.

Trên đây là tổng hợp một số đặc điểm, công dụng, cách dùng cây chè xanh – một vị thuốc quý với sức khỏe con người. Chúng tôi hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp các bạn biết sử dụng dược liệu an toàn, hiệu quả trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình. Ngày nay Chè Xanh được biến thể để trở thành một loại Cây Cảnh BonSai đẹp dùng trong trang trí, như các loại BonSai khác. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *