Cây bằng lăng là gì? Những điều bạn cần biết về bằng lăng

Cây Bằng Lăng trong những năm gần đây được ưa chuộng trồng trên khắp các tuyến phố, khu công viên. Bằng Lăng cho hoa đẹp, tạo bóng mát, bên cạnh đó còn mang đến bầu không khí trong lành mát mẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại cây này nhé!

cay-bang-lang-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-bang-lang-1

1. Đặc điểm cây Bằng Lăng

  • Tên gọi khác: cây Bằng lăng nước.
  • Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa (L.) Pers
  • Họ thực vật: Lythaceae ( Tử Vi – Săng lẻ )
  • Bằng lăng nước được gọi tên là Banabá theo tiếng Tagalog (dân tộc lớn nhất Philippines) là loài cây đặc thù của Ấn Độ. Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Là loại thân gỗ, có hoa màu tím, đẹp nên thường được trồng làm cảnh quan đô thị, sân trường.
  • Chiều cao: Cây bằng lăng tím là cây thân gỗ, thẳng, thân khá nhẵn nhụi, hay phân nhánh và tán lá dày. Chiều cao của cây phổ biến thường là từ 10 – 15 m.
  • Hình dáng lá: Lá cây bằng lăng tím có màu xanh, hình oval hoặc elip, dài khoảng 8 – 15 cm, rộng từ 3 – 7 cm, và thường rụng vào mùa thu.
  • Hình dáng hoa: Bao trùm cây là những cụm hoa bằng lăng màu tím, làm rộ cả một vùng trời. Người ta chú ý đến cây nhờ sắc đẹp của hoa, màu tím gợi lên một cảm giác gắn kết, chung thủy. Hoa bằng lăng tím thường mọc thành chùm trên đầu mỗi nhánh, mỗi chùm dài từ 20-30 cm. Cánh hoa mỏng manh như xác pháo, gần giống với hoa giấy, hoa thường nở vào mùa hè.
  • Quả bằng lăng có hình cầu, đường kính từ 1.5cm-2cm. Lúc non, quả có màu tím nhạt (pha chút màu xanh). Đến khi về già, quả bằng lăng chuyển sang màu nâu gỗ, sờ vào rất cứng.
  • Ngoài màu hoa phổ biến là màu tím nhẹ nhàng, thủy chung, hoa bằng lăng còn có màu hồng, tím trắng hay tím sẫm rất đẹp mắt, hoa thường mọc thành từng chùm ở đầu cành, cành hoa có chiều dài từ 20-30 cm. Mỗi bông hoa khi nở xòe rộng và được tạo thành từ 6 cánh hoa mỏng, nhẹ như xác pháo. Hoa nở rộ vào mùa hè.
  • Sau khi hoa tàn, quả sẽ xuất hiện. Quả có hình cầu, khi còn non quả có màu xanh tím rồi dần dần chuyển thành màu nâu gỗ khi già.  Quả của cây bằng lăng khá cứng, bên trong có chứa hạt.

cay-bang-lang-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-bang-lang-2

2. Phân loại hoa bằng lăng

2.1 Cây bằng lăng hoa tím

Cây bằng lăng hoa tím hay còn gọi là bằng lăng tím, bằng lăng nước có tên khoa học là Lagerstroemia Speciosa, sử dụng để trang trí, lấy bóng mát, tạo cảnh quan cho một tuyến đường, không gian xung quanh trường học, vào mùa bằng lăng tím nở rộ, hình ảnh cây bằng lăng với những đốm hoa màu tím trên con đường tím sẽ không bỏ lỡ ánh nhìn từ những người qua đường.

Loại bằng lăng tím có thân gỗ, nhẵn nhịu, phân nhánh cao, tán cây rộng, dày, lá đan xen vào nhau có màu xanh dài từ 8-15 cm, rộng từ 3-7 cm, có hình oval hoặc elip thường rụng lá vào mùa mưa, đặc biệt hoa có màu tím, cánh mỏng nở xòe thành chùm trông đẹp mắt.

2.2 Cây chỉ bằng lăng

Hay còn gọi là chỉ tử vi có tên khoa học là Lagertroemia là một chi của 50 loại cây sớm rụng lá và cây thường xanh thân gỗ, cây bụi lớn nguồn gốc ở vùng Đông Á, Úc, chi này được đặt tên theo thương gia người Thụy Điển là Magnus von Lagerström.

Loại này có thân giống như gân tạo nếp máng, hàng năm đều lột vỏ, mỗi năm các phần vỏ bị lột nằm giữa các phần đã bị lột từ năm trước hoặc ở những nơi bị các loài động vật như sóc cào rách tạo nên bề ngoài loang lổ. Lá mọc đối, đơn với entire mép lá, dao động từ 5-20 cm theo chiều dài. Hoa có 6 hay 7 cánh mép cánh nhàu trên các cuống hoa. Hoa mọc thành các cụm dài dạng bông, và có thể có màu trắng, hồng tía hay tím màu oải hương, nó nở hoa từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè.

2.3 Cây bằng lăng ổi hoa trắng

Cây bằng lăng ổi hoa trắng còn có tên gọi khác là bằng lăng cườm, cây sang sẻ, cây sang tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz có hoa màu trắng tinh khôi, có thân bạnh, vỏ có mang bong tròn , to 2-3cm, tán lá rộng, hình mâm xôi, lá dày dài tới 20cm, có lông dày ở mặt dưới, hoa mọc thành chùm có màu trắng , đài có lông dày cánh dài khoảng 5-6mm với 6 cánh, cây bằng lăng ổi hoa trắng đẹp này được nhiều người ưa thích bởi màu sắc của hoa trắng tinh khôi, khác với màu tím chúng ta thường gặp.

2.4 Cây bằng lăng rừng

Là giống cây mọc hoang dại, thường mọc rải rác khắp sườn đồi, núi, góp phần bảo vệ đất dốc, sói mòn rất tốt, ổn định môi trường sinh thái. Tuy nhiên chúng có hoa đẹp nên sử dụng để thiết kế thi công cảnh quan, chúng nở hoa vào tháng 6 tới tháng 7 âm lịch vì thế trái với mùa hoa của loại bằng lăng tím. Hoa bằng lăng rừng không giống các loại khác có bông chùm cánh to màu hồng phấn, điểm vàng nhạc trông rất lạ, độc đáo và đặc trưng như tô thắm thêm vẻ đẹp núi rừng hung vĩ, tạo nên cảnh quan núi non đẹp khi sử dụng cho việc thiết kế tiểu cảnh sân vườn.

cay-bang-lang-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-bang-lang-3

3. Bài thuốc sử dụng Bằng lăng

3.1. Chữa hắc lào, nấm ngoài da

Dùng cồn săng lẻ 30% bôi lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Gia thêm Cồn chút chít và bạch hạc để tăng kết quả điều trị.

Cách làm cồn Săng lẻ như sau: Sử dụng vỏ cây Bằng lăng ngâm với dược liệu 70 độ với tỷ lệ 2 / 3 trong một tháng là có thể dùng được.

3.2. Điều trị trực khuẩn lỵ

Sử dụng 1.5 g Săng lẻ khô sắc lấy nước, dùng uống. Sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày đối với trẻ em, người lớn 10 – 15 ngày là khỏi bệnh.

3.3. Chữa bệnh tiểu đường

Sử dụng 50 g lá già hoặc 50 g quả khô hãm với 0.5 lít nước sôi, dùng uống như trà. Mỗi ngày dùng uống 4 – 6 cốc để cải thiện tiểu đường.

3.4. Điều trị bỏng ngoài da

Sử dụng cao Bằng lăng hâm nóng để tạo thành một lớp màng bóng, dai, bám chắc vào vết thương để bảo vệ và làm lành vết thương. Nếu sử dụng bột dược liệu thì thuốc dễ nứt nẻ, độ bám dính không cao, dễ gây tổn thương.

Sử dụng một lượng lá Bằng lăng vừa đủ rồi cô đặc lại thành cao. Mỗi ngày thoa lên vết bỏng 1 lần để hạn chế nhiễm trùng và giúp da lên da non.

3.5. Hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn

Sử dụng vỏ thân Bằng lăng nấu cô đặc thành cao, dùng bôi lên vết thương để giảm tình trạng nhiễm khuẩn và tạo một lớp màng bảo vệ vết thương. Ngoài ra, bôi cao dược liệu còn có thể hạn chế đau đớn khi thay băng ở các vết thương lớn.

Ngoại việc kháng khuẩn, chữa nấm, hạt Bằng lăng còn được sử dụng để an thần, ổn định giấc ngủ. Quả còn được sử dụng sử dụng để điều trị loét miệng, vỏ thân còn dùng để nhuận tràng, chữa táo bón. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

cay-bang-lang-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-bang-lang-4

4. Cách trồng và chăm sóc cây hoa bằng lăng

  • Để trồng được cây bằng lăng đầu tiên ta phải lấy cuốc moi đất sao cho đặt được bầu đất cây bằng lăng con xuống, sau đó nén chặt đất xung quanh và lấp đất bằng mặt đất. Sau khi hoàn thiện cần tưới nước cho cây. Lưu ý nhé, đây là cây ưa sáng vì thế cần phải trồng cây ở nơi có ánh sáng không nên trồng trong bóng râm hay dưới tán cây khác. Đất trồng cây cũng phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng nhưng cũng cần thoát nước tốt tránh việc vào mùa mưa cây bị ngập úng.
  • Còn đối với những cây trồng cảnh quan đô thị, những cây non được trồng đã cao khoảng 1m, khi trồng xong cần phải quây lưới bảo vệ tránh những tác động từ bên ngoài hay mưa gió làm gãy cây.
  • Cây hoa bằng lăng cần phải chăm sóc 3-4 năm đầu phát triển, mỗi năm ta nên bón phân hữu cơ cho cây 1-2 lần, nhặt hết cỏ xung quanh gốc để cây phát triển, cũng phải tưới nước hàng ngày cho cây ít nhất từ 1-2 lần/ngày.
  • Cây hoa bằng lăng không chỉ là cây bóng mát, cây trang trí đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ mà nó còn là cây khơi gợi lên kí ức cho nhiều người. Chính vì thế việc lựa chọn cho mình một cây hoa bằng lăng để trồng là một lựa chọn sáng suốt nhé.

Bài viết đã chia sẻ đến các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, các loại hoa bằng lăng và cách trồng cây hoa bằng lăng. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé! Chúc các bạn thành công!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *