Cây bạch tuyết mai? Bật mí những điều bạn chưa biết

Cây Bạch Tuyết Mai rất được ưa thích ở Việt Nam. Bạn cũng muốn sở hữu một cây nhưng chưa biết cách. Hãy cùng Vuoncaykieng tìm hiểu cách trồng cây bạch tuyết mai ở trong chậu tại nhà của bạn nhé!

1. Đặc điểm của cây Bạch Tuyết Mai

  • Tên khoa học: Serissa foetida, Serissa japonica Thunb
  • Tên gọi khác: mã thiên hương, hoa ngàn sao, bạch đinh hoa hay hương thiên mộc.
  • Họ:  Rubiaceae (họ cà phê)
  • Nguồn gốc:  từ Nhật Bản, Đông Nam Á, ở nước ta, cây được trồng và phát triển nhiều nhất ở vùng Đà Lạt.
  • Cây bạch tuyết mai là cây thường xanh hay nửa rụng lá, cây bụi nhỏ.
  • Cây thuộc loại thân gỗ bụi, nhỏ, cao trung bình 60cm đến 1,2m, phân nhiều cành, nhánh, màu nâu xám. Cây có nhiều hình dáng khác nhau, có thể uốn nắn cây theo ý thích của mỗi người.
  • Lá cây bạch tuyết mai là lá kép, thuôn nhỏ, màu xanh lục, bóng nhẵn, viền lá màu trắng, dài chỉ khoảng 1cm. Những tán lá có 1 cách cấu tạo rất tuyệt với nhiều lá mọc đối dài 1.9 cm. Lá cây nhỏ và có màu xanh đậm.
  • Cây có hoa rất đẹp. Hoa có đường kính khoảng 1.3 cm với phần thân hình ống và cánh hoa chia 4 – 6 thùy. Hoa thường có màu trắng, 5 cánh nhỏ, mọc ra từ nách lá. Hoa có hoa cánh đơn và cánh kép.

cay-bach-tuyet-mai-bat-mi-nhung-dieu-ban-chua-biet-1

2. Ý nghĩa phong thủy cây Bạch Tuyết Mai (cây hoa ngàn sao)

  • Cây Hoa Ngàn Sao mang ý nghĩa đem đến dự phồn vinh, thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn tôn vinh lên sự sang trọng quý phái hơn cho cả gia đình.
  • Nhiều người đặt chúng trong phòng khách thể hiện sự trang nhã, phú quý giúp căn phòng trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn.

3. Cách trồng cây bạch tuyết mai

Theo như chúng tôi đã nói là loại cây này có thể nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt nhưng tỷ lệ sống nhờ gieo hạt rất ít nên đa số cây này được trồng bằng phương pháp giâm cành. Quy trình trồng cây như sau:

  • Chuẩn bị môi trường ban đầu: là môi trường ½ MS trong đó chứa đường 30g/l và agar 8g/l, BA từ 0,5 đến 07 g/l
  • Môi trường nhân chồi: đối với môi trường này bạn cần bổ sung thêm BA 0,6g/l và đường 40g/l
  • Cuối cùng là môi trường ra rễ: là môi trường 1/2MS có bổ sung BA 0,5 mg/l và đường là 20g/l
  • Với quá trình nuôi cấy mô được hoàn thành thì sẽ đưa cây ra bầu đất để chúng tiếp xúc với tự nhiên, sau 2 tuần thì cây ra rễ nhiều với chiều dài là 2 đến 3 cm, cần mang cây ra rửa sạch và trồng vào vỉ xốp đã chuẩn bị đất bên trong. Sau đó giữ ẩm cho cây trồng.
  • Sau 2 đến 3 tuần cây bắt đầu mọc những chồi non mới, lúc này đây bạn cần cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách phun thêm NPK cho cây phát triển. Đến tuần thứ 4 trở đi thì có thể trồng cây ra vườn và chăm sóc cây cẩn thận hơn.

cay-bach-tuyet-mai-bat-mi-nhung-dieu-ban-chua-biet-2

4. Cách chăm sóc cây bạch tuyết mai

  • Đất trồng: Chuẩn bị đất cho cây cần có thêm thần mùn để tăng dinh dưỡng cho cây và thêm cát tố giúp cây thoát nước nhanh hơn. Tốt nhất nên trộn với tỉ lệ là đất 50%, cát 30%, than mùn 20%. Thay chậu cho cây khoảng 2 đến 3 năm 1 lần vào cuối mùa xuân.
  • Cắt tỉa: để cây có những dáng đẹp bạn nên cắt tỉa những cành không cần thiết sẽ làm cây gọn gàng trông đẹp hơn. Chú ý khi cắt không nên làm xước thân cây hay làm dập lá cây.
  • Ánh sáng: chợ cây phơi nắng thường xuyên vì cây ưa ánh sáng, nhưng chỉ là nắng nhẹ mỗi sáng, tránh ánh nắng gay gắt giữa trưa.
  • Nước: chú ý tưới nước đầy đủ cho cây, tránh tình trạng khô hạn trong đất hoặc quá nhiều nước sẽ làm cây bị thối rễ.

cay-bach-tuyet-mai-bat-mi-nhung-dieu-ban-chua-biet-3

Trên đây là một số chia sẻ về cách trồng cây bạch tuyết mai ở trong chậu tại nhà của bạn. Những chậu hoa bạch tuyết mai với kích cỡ và hình dạng khác nhau sẽ tô điểm thêm cho chính căn nhà của bạn. Chúc các bạn có một chậu cây bonsai đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *