Bạn biết gì về cây hoa chuông trong phong thủy

Loài hoa trong những năm gần đây đã trở nên phổ biến và được rất nhiều người yêu thích tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Không chỉ đẹp mà hoa chuông còn có rất nhiều những ý nghĩa khác. Nếu như bạn đang tìm hiểu về cây hoa chuông thì hãy cùng Vuoncaykieng đi tìm hiểu và khám phá về loài hoa này qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

ban-biet-gi-ve-cay-hoa-chuong-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm nổi bật của hoa chuông

  • Cây hoa này có nguồn gốc từ Brazil. Hoa được coi là loại hoa nội thất trông rất lạ mắt và có nhiều màu sắc khác nhau. Thân cây khá nhiều hoa nở to, ít lá hình thuôn hoặc oval. Người dân Việt Nam cũng nhập giống cây này về trồng. Cây hoa chuông là loại cây thân thảo. Đây là loại cây lâu năm rễ mọc ngầm thành cụm dày trong lòng đất.
  • Hoa của loài cây này trông giống như hoa Loa Kèn. Có hoa màu trắng và vàng nhìn rất đẹp tuy nhiên phấn hoa có khả năng gây ảo giác. Với đặc trưng như vậy chúng ta có thể nhận ra ngay loài hoa này so với nhiều hoa khác.

2. Ý nghĩa hoa chuông trong phong thủy

  • Có thể bạn chưa biết nhưng hoa chuông là loài hoa gắn liền với nhiều sự tích khác nhau tại Nam Mỹ. Nhưng có một điều là hầu hết mọi người đều cho rằng loài hoa này chính là đại diện và là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, của sự chân thành và của lòng biết ơn vô hạn. Nhưng ngoài những điều ấy ra thì hoa chuông còn là đại diện cho những điều may mắn nữa. Đặc biệt, với hoa chuông vàng thì cứ mỗi độ hè về là loài hoa này lại bắt đầu nở rộ với màu sắc rực rỡ tạo cho mọi người cảm giác hứng khởi, vui vẻ khi bắt đầu một ngày mới.
  • Nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà hoa chuông vàng còn được xem như là mang đến nguồn tài lộc cho gia đình. Còn hoa chuông xanh thì là hình ảnh tượng trưng cho sự bất diệt. Loài hoa này muốn nhắc nhở chúng ta là dù trong hoàn cảnh nào thì cũng phải luôn ngẩng cao đầu để vươn lên. Ngoài ra, hoa chuông trắng lại là hình ảnh để nói đến những cô gái mới lớn e ấp mang vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thuần khiết.

ban-biet-gi-ve-cay-hoa-chuong-trong-phong-thuy-2

3. Cách trồng và chăm sóc hoa chuông

* Giai đoạn cây con

Trồng cây cấy mô (đã thuần dưỡng 15 ngày) vào các ly nhỏ đường kính 5 cm với giá thể trồng gồm hỗn hợp than bùn: xơ dừa – tro trấu – đất mùn (2 : 1: 1 : 1), trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50 % ánh sáng), khoảng 15 – 20 ngày sau chuyển sang trồng chậu. Phân bón pha hỗn hợp nitrat canxi (11 – 0 – 0 – 20 CaO) 65g, MKP (0 – 52 – 34) 10 g, kali clorua (0 – 0 – 60) 20 g, Multi – K (13 – 0 – 46) 20 g, magnesium nitrat (11 – 0 – 0 – 15 MgO) 25 g cho 100 ml nước. Tưới phân định kỳ 4 ngày/lần, ngâm ủ phân cá và phân bánh dầu để tưới bổ sung, phải tưới nước lại sau khi tưới phân.

* Giai đoạn trồng chậu

Cây con hoa chuông chuyển vào chậu có đường kính 14 cm, cao 10 cm với giá thể trồng gồm xơ dừa – cát sạch (3 : 1), lượng phân bón lót cho 100 chậu gồm Greenfield 2 kg, vôi nông nghiệp 300 g, sulfat sắt 250 g (pha với 8 lít nước để tưới), pH thích hợp cho cây 5,5 – 5,8.

* Chế độ tưới, ánh sáng và nhiệt độ

Cây hoa phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát (khoảng 50% ánh sáng). Thường xuyên tưới nước vào buổi sáng sớm, không tưới vào buổi chiều vì cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Có thể tưới bằng nhiều cách như tưới phun sương, tưới nhỏ giọt… nhưng phải đảm bảo vừa đủ ẩm độ làm mát cho cây. Khi hoa đã nở chỉ nên tưới gốc, không tưới vào lá và hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối.

* Phân bón (như giai đoạn cây con)

Cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng như : Polyfeed (19 -19 – 19); Growmore (30 – 10 – 10)… Cây trên 1 tháng tuổi, ngoài việc bổ sung vi lượng, cần phun bổ sung các loại chất kích thích tăng trưởng như: Atonik 1,8 DD, AgrostimTM USA… Khi cây hình thành nụ, cần bổ sung Muti – K (13 – 0 – 46) và Nitrat canxi (11 – 0 – 0 – 20 CaO) để hoa bền đẹp.

* Ngắt lá, tỉa nụ

Muốn hoa nở tập trung cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyển màu). Tỉa bỏ những lá, hoa đã già héo để tránh làm cây bị bệnh. Các hoa tàn thì tách bỏ hoa ra khỏi các đài hoa. Sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới.

* Phòng trừ sâu bệnh

Hoa chuông thường bị một số loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, các loại sâu ăn lá… nên cần phun ngừa các loại thuốc như Supracide 40 EC , Comite 73 EC, Kelthane 18,5 EC, Vertimec 1,8 EC, Bitadin… Các loại bệnh thường gặp là thối gốc và chết héo. Các bệnh này do độ ẩm quá cao, nơi trồng không thông thoáng, nên tưới vừa phải và tưới vào buổi sáng, tránh tưới buổi chiều hoặc buổi trưa dễ làm hư lá. Bệnh có thể khống chế được bằng các loại thuốc: Mexyl – MZ 72 WP, Topsin M 50 WP, Aliette 80 WP…

ban-biet-gi-ve-cay-hoa-chuong-trong-phong-thuy-3

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn yêu cây xanh, yêu hoa đặc biệt là yêu cây hoa chuông đủ để xiêu lòng với loài hoa này? Nếu bạn đã quyết định rinh ngay một em chuông vàng về cho nhà cửa thêm tươi thêm đẹp thì đừng quên tham khảo bài viết này nhé! Đừng quên subrise kênh để không bỏ lỡ những bản tin mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *