Tìm hiểu những kiến thức mới nhất về cây nha đam

Cây xanh là một phần không thể thiếu trong đời sống con người. Chúng giúp cân bằng hệ sinh thái, mang đến môi trường tự nhiên với không khí trong lành cho nhân loại. Vậy cây nha đam trong phong thủy có tác dụng gì? Vì sao nhiều người lại yêu thích loài cây này đến vậy? Hãy cùng đi tìm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

tim-hieu-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-nha-dam-1

1. Đặc điểm cây nha đam

  • Cây nha đam còn được biết đến với một cái tên gọi khác là cây lô hội. Tên gọi khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis. Loài cây này nằm trong họ Aloe aceae (Liliaceae). Cái tên Aloe vera là tên chính thức vì nó được thừa nhận trong Quy ước Quốc tế về danh xưng thực vật.
  • Nha đam (Lô hội) thuộc vào dòng cây thân nhỏ, ngắn, gốc cây hóa gỗ. Lá nha đam là loại lá bẹ, có hình dạng dài, thuôn và đầu lá nhọn. Kích thước của lá khác nhau, từ 30cm cho đến 60cm. Lá nha đam rất mọng nước, nhẵn mịn ở mặt trên và dưới nhưng có gai sắc ở mép lá. Phía mặt trên lá nha đam hơi lõm, chứa một số vết đốm không đồng đều.
  • Hoa của cây nha đam mọc ra ở phần nách lá, độ dài của ho có thể lên tới 1 mét. Hoa mọc rũ xuống, có 6 nhị và 6 cánh hoa dính lấy nhau ở phần gốc. Dạng quả nang và chứa nhiều hạt. Tùy từng giống nha đam mà chúng cho hoa màu sắc khác nhau. Nha đam mỏ két có hoa màu đỏ, nha đam vằn cho hoa màu da cam,…
  • Cây nha đam có khả năng thích nghi với môi trường khô hạn cao. Có thể trồng ở nơi nhiều nắng, khô cằn mà mỗi tuần chỉ cần tưới từ 2 đến 3 lần nước mà thôi. Cây có thể được tách trồng từ các chồi non ở rễ.

tim-hieu-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-nha-dam-2

2. Ý nghĩa phong thủy cây nha đam

  • Theo phong thủy, cây nha đam có ngũ hành thuộc mệnh Mộc. Mà mệnh Mộc tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, từ đó đem đến vượng khí cho bản thân gia chủ.
  • Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây nha đam còn được xem giống như một “cỗ máy” báo hiệu mức độ ô nhiễm không khí một cách hiệu quả. Nếu như cây nha đam bạn đang trồng xuất hiện những vết đốm màu nâu trên thân cây, bạn nên xem xét lại không gian sống xung quanh để bảo đảm sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
  • Ngoài ra, cây nha đam nở hoa cũng được rất nhiều người lựa chọn để bài trí trong nhà. Hoa nha đam có thể dài tới 1m, khi hoa nha đam còn non thì mọc thẳng, đến khi nở rộ thì hoa nha đam trông giống như những bông pháo rất đẹp mắt. Khi nhìn thấy cây nha đam nở hoa có nghĩa là gia đình có chuyện vui, có thể là đầu tư thành công, công việc phát triển, đạt được thành quả xứng đáng,…

3. Cách trồng và chăm sóc cây nha đam

3.1 Ánh sáng

Lô hội cần phải được cung cấp đủ ánh sáng mới có thể phát triển tốt. Nếu trồng cây trong văn phòng, khoảng 3 – 5 ngày bạn có thể đặt cây gần cửa sổ, nơi có ánh sáng tự nhiên để cây quang hợp. Như vậy cây có thể phát triển nhanh, mạnh mà ít bị sâu bệnh.

3.2 Nhiệt độ

Cây Lô hội là một loài cây chịu lạnh kém. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây ở khoảng 15 – 35 độ C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 5 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Bên cạnh đó, Lô hội cũng “dị ứng” với sương. Vì thế, không nên để cây ở ngoài những ngày sương muối, hoặc nhiệt độ xuống thấp.

3.3 Nước

  • Mặc dù trong lá cây Lô hội lúc nào cũng mọng nước, nhưng đây lại là loài cây rất sợ thích nước. Vào mùa mưa ẩm ướt hoặc đất trồng không thoát nước tốt, cây rất dễ bị khô héo hoặc thối, chết.
  • Khi trồng Lô hội trong văn phòng, bạn không cần tưới nhiều nước. Khi cây mới trồng, chỉ nên tưới 1 lần/ ngày để cây phát triển ổn định. Khi thấy cây đã ổn định và có cây con phát triển thì mới tăng lên tưới 2 lần/ ngày.
  • Nếu trồng Lô hội trong môi trường thủy canh, bạn chỉ nên đổ nước ngập 1/3 rễ để tránh làm cây bị úng. Khoảng 2 – 3 tuần bạn nên thay nước và nhỏ thêm vài giọt dung dịch thủy sinh để cây phát triển tốt hơn.

3.4 Đất trồng

Bạn cần chuẩn bị loại đất có khả năng thoát nước tốt, tơi xốp và thoáng khí. Nếu đất thoát nước kém khiến rễ cây bị bó lại, không hô hấp được. Từ đó, cây xuất hiện tình trạng thối rễ và chết. Tuy nhiên, nếu đất chứa nhiều cát lại khiến nước và chất dinh dưỡng mất đi, cây sẽ phát triển kém hơn.

3.5 Phân bón

Để cây phát triển tốt bạn nên bón đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng cho cây. Nên chọn các loại phân bón lên men như phân trùn quế, phân bánh,… để bón cho cây. Song bạn cũng không nên bón quá nhiều và thường xuyên. Khoảng 1 – 2 tháng xới đất và bón một lần là tốt nhất.

3.6 Phòng trừ sâu bệnh

  • Với Lô hội trồng trong chậu thường ít gặp sâu bệnh hơn trồng ngoài đất. Nhưng bạn cũng cần phòng trừ trường hợp cây gặp vấn đề với sâu bệnh hại. Nếu thấy lá có dấu hiệu bị úng, trước hết bạn phải cắt bỏ lá úng để tránh lây lan sang các lá khác.
  • Bên cạnh đó, trước khi trồng Lô hội bạn cũng cần phải chuẩn bị đất kỹ lưỡng, nên phơi đất để loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn. Trong quá trình trồng, bạn cũng thường xuyên xới đất để đất được tơi xốp. Như vậy vừa hạn chế được sâu bệnh, vừa giúp cây phát triển tốt hơn.

tim-hieu-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-nha-dam-3

Với những tác dụng tuyệt vời như vậy, bạn cũng nên tự trồng cho mình một vài chậu cây nha đam trong nhà để vừa thanh lọc không khí, vừa tốt cho phong thủy. Hãy truy cập Vuoncaykieng để không bỏ qua những bài viết mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *