Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật từ cây vú sữa trong phong thủy

Cây vú sữa không còn là thứ quả gì xa lạ đối với nhiều người nữa. Nó là một loại quả bước ra từ những trang truyện cổ tích tuổi thơ và in sâu trong tâm trí mỗi người. Liệu rằng ai cũng biết cách trồng và chăm sóc loại cây ăn quả này. Đừng bỏ qua bài viết chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

tim-hieu-nhung-dac-diem-noi-bat-tu-cay-vu-sua-trong-phong-thuy-1

1. Đặc điểm cây vú sữa

  • Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhi. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon
  • Cây vú sữa thuộc loại cây thường xanh, cây có thân gỗ mọc thẳng đứng, cây cao, Vỏ cây có màu nâu xù xì. Cây lớn rất nhanh có thân cành dẻo, tán lá rộng chiều cao trung bình mỗi cây có thể đạt được là 10-15m.
  • Lá vú sữa mọc so le nhau, nó có hình ovan đơn, mép lá nguyên có chiều dài trung bình từ 5 đến 15 cm. Mặt dưới lá bóng nhẵn nhìn từ xa như kiểu lá có màu vàng vậy.
  • Hoa vú sữa khá nhỏ nhắn, hoa mọc thành từng chùm có màu trắng ánh tía, đây là loại hoa lưỡng tính chúng có khả năng tự thụ phấn ra quả chứ không cần đến tác động của những hoa đực. Khi nở hoa vú sữa cho mùi thơm ngào ngạt, thu hút ong bướm.
  • Quả vú sữa to bằng khoảng nắm tay người lớn, da màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon miệng. Quả có hình tròn đều, lớp vỏ bên ngoài có màu xanh trắng hay màu tía cũng có khi có màu nâu ánh lục khi quả chín.
  • Quả vú sữa thông thường sẽ có màu xanh lục xung quanh phần đài hoa với kiểu hình sao trong cùi thịt. Một số giống vú sữa khác lại cho quả có màu trắng ánh thêm màu anh lục.  Vỏ của quả vú sữa có nhiều nhựa mủ ta không ăn được, ở giữa quả có hạt màu nâu nhạt và rất cứng. Một ưu điểm của cây vú sữa là sau khi trồng được khoảng 7 năm trở đi, cây sẽ cho quả quanh năm.

tim-hieu-nhung-dac-diem-noi-bat-tu-cay-vu-sua-trong-phong-thuy-2

2. Ý nghĩa cây vú sữa trong phong thủy

  • Nguồn gốc cây Vú Sữa gắn liền với sự tích về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương dạt dào vô bờ bến của người mẹ dành cho con dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người ta trồng cây Vú Sữa trước cửa nhà để nhắc nhở bản thân và mọi người là gia đình là duy nhất là quan trọng nhất. Cùng với đó là ước mong tình cảm gia đình luôn luôn bền chặt, gắn bó, yêu thương đùm bọc như tình mẫu tử thiêng liêng.
  • Trồng Vú Sữa trước nhà là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích mặt tiền nhỏ thì không nên trồng vì chúng sẽ nhanh chóng làm xấu đi mặt tiền của ngôi nhà. Bạn cũng nên chú ý cắt tỉa cành, tán lá thường xuyên, tránh việc những tán lá rậm rạp làm che khuất tầm nhìn, cản trở khí lưu thông.

3. Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa

3.1 Kỹ thuật trồng cây vú sữa

  • Bạn đặt bầu đất thẳng sao cho mặt bầu cao ngang với mô đất trông. Nhẹ nhàng cắt bỏ vỏ bầu và lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên. Tiếp tục dùng đất nén chặt xung quanh và cắm cọc, buộc dây để giữ cây cố định. Sau đó thì tưới nước đẫm xung quanh gốc cây là được. Ở
  • Do đặc tính rễ nông nên khi nhiệt độ đất cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ rễ của cây. Do đó bạn cần phải ủ gốc bằng cỏ khô, rơm rạ,… khi ủ thì cách gốc từ 30 đến 50cm.

3.2 Chăm sóc đúng cách

Tưới nước

  • Thời điểm mùa khô bạn nhất định phải cung cấp đầy đủ nước cho cây và cả khi trái đang chín. Đồng thời cần phòng trừ cỏ dại quanh gốc bằng cách phủ che gốc bằng cây phân xanh, cỏ,… sau mỗi trận mưa to cần xới phá váng để tránh ứ đọng nước.
  • Vào vụ xuân (tháng 1, 2) và vụ thu (tháng 8,9) làm sạch cỏ toàn bộ diện tích. Mỗi năm đều đặn xới gốc từ 2 đến 3 lần.

Cắt tỉa cành, tạo dáng

Những năm đầu, bạn nên loại bỏ những cành ở sát gốc để chúng tập trung trên cao và phân bố về mọi hướng. Việc làm này sẽ giúp sau này bạn tạo được tán cây tròn và khống chế được chiều cao của cây không quá 5m. Những cành vượt tán, cành bị sâu bệnh, các cành phụ ốm yếu hay các cành sát đất cũng cần được cắt bỏ.

Bón phân

Bón phân được chia làm 2 thời kỳ cụ thể.

  • Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Ở thời kỳ này, trong năm đầu tiên bạn tưới 20 đến 30g phân DAP hòa cùng 20ml nước và tưới đều cho cây. Sang năm thứ 2 trở đi lượng phân thích hợp là 2kg phân ure + DAP + NPK (20-20-15) với tỷ lệ mỗi loại một phần và chia đều thành 4 đợt bón trong năm. Cứ 3 tháng thì bón 1 lần.
  • Sang thời kỳ kinh doanh: cây từ năm thứ 5 trở đi là đã bắt đầu cho trái ổn định. Lúc này vườn bước vào giai đoạn kinh doanh. Vì vậy bón phân sẽ chia là 4 đợt gồm ra hoa, kết quả, nuôi quả và trước thu hoạch 1 tháng. Tùy vào sản lượng và tuổi của cây mà điều chỉnh lượng phân bón cho hợp lý.

tim-hieu-nhung-dac-diem-noi-bat-tu-cay-vu-sua-trong-phong-thuy-3

Trên đây là tổng hợp nội dung bạn cần biết về cây vú sữa. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *