Sự thật thú vị đằng sau cây trầm hương ít ai biết

Tạo hóa đã vô cùng ưu ái cho trái đất khi mang lại những điều đẹp đẽ kì diệu làm say đắm lòng người. Trong những điều đẹp đẽ kì diệu đó có lẽ không thể không nhắc tới trầm hương. Cùng Vuoncaykieng giải đáp thắc mắc cây trầm hương sống ở đâu và những đặc điểm của cây trầm hương trong tự nhiên qua bài viết dưới đây.

su-that-thu-vi-dang-sau-cay-tram-huong-it-ai-biet-1

1. Đặc điểm chung về cây trầm hương

  • Trầm hương (沉香, Agarwood), là tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Dó (aquilaria) gồm 17 loài. Phân bố rải rác ở các quốc gia Châu Á :
  • Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Indonesia, Malasysia, Philipping và Trung Quốc….
  • Cây cao 6 -> 20 m, lá dài 5 -> 11 cm và rộng 2 -> 4 cm. Hoa màu xanh vàng, quả gỗ dài 2,5 -> 3 cm.
  • Trầm hương thực chất là lượng dầu kết tinh trong gỗ cây Dó. Lý do vì sao nó kết tụ như vậy thì ngày nay giới khoa học đã tìm hiểu và nắm rõ được quy luật và cách tạo trầm.
  • Khoa học đã khẳng định, trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam ngày xưa.
  • Khi cây dó bị thương, chất dầu trong cây tụ lại để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài, chất dầu đọng lại đó dần dần biến tính và thành trầm, tuỳ theo thời gian hình thành và mức độ nhiễm mà sẽ cho ra được những khối trầm to nhỏ và hình dáng khác nhau.
  • Những cây dó có trầm thường bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn găm vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh.
  • Trong tự nhiên, một số loài dó có tuổi đời trên 100 năm tuổi, nhưng cơ thể của cây hoàn toàn khoẻ mạnh. Nếu cây bị đốn hạ và khai thác thì thật là một sự lãng phí, vì nó chẳn có giá trị gì khác ngoài làm củi đốt. Gỗ dó rất mềm, chất lượng gỗ không tốt cho các sản phẩm đồ gỗ.

su-that-thu-vi-dang-sau-cay-tram-huong-it-ai-biet-2

2. Ý nghĩa cây trầm hương trong phong thủy

2.1 Ý nghĩa trong cuộc sống:

  • Trầm hương phong thủy có hương thơm ấm áp, nồng nàn vương vấn nên khiến người ngửi cảm thấy rất dễ chịu, ngửi một lần sẽ nhớ mãi không quên.
  • Khoa học đã chứng minh, trầm hương có nhiều công dụng chữa bệnh và định thần. Do đó, nó là nguồn dược liệu quý giá cho y học và ngành công nghiệp mỹ phẩm.
  • Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xông tinh dầu trầm sau một ngày làm việc mệt mỏi và nhiều áp lực có thể giúp giảm bớt căng thẳng, làm tinh thần luôn minh mẫn, sảng khoái, an thần dễ ngủ.

2.2 Ý nghĩa trong đời sống tâm linh

  • Trong quan niệm Phật giáo, trầm hương được mệnh danh là mùi của cõi Niết Bàn linh thiêng. Bởi vậy, trầm xuất hiện trong hầu hết các nghi lễ của cửa Phật.
  • Hơn nữa, Phật giáo chú trọng hướng tâm thức con người đến với những điều thiện, từ bi, vị tha, vô ngã.
  • Đối với Thiên Chúa Giáo, trầm hương được ví là “hương thơm của Chúa Trời”.
  • Còn với riêng người dân Việt Nam, trầm hương chứa đựng cả nền văn hóa từ thời cổ đại của dân tộc.

su-that-thu-vi-dang-sau-cay-tram-huong-it-ai-biet-2

3. Cách trồng và chăm sóc cây trầm hương

3.1 Tiêu Chuẩn Chọn Giống

Cây Gió Bầu 5 tuổi mới ra hoa kết trái. Ra hoa vào đầu tháng 3 – 5 âm lịch, trái chín và kết hạt vào cuối tháng 5 – âm lịch. Trái chín sẽ tách ra làm 2 và bên trong có 2 hạt màu nâu sậm, có thể tự rụng. Muốn thu hạt dễ nhất là trải nilon ở dưới gốc cây hứng hạt rơi xuống đe, gieo trồng. – Chú ý: Hạt không được phơi khô, mà phải gieo ngay. – Cách gieo: + Hàng cách hàng 10 cm; hạt cách hạt 2 cm. + Rải một lớp đất trên hạt dày 1 cm. + Nếu có che đậy thì tưới 1 lần/ ngày. Nếu không 3 lần/ ngày. + Ươm được 6 tháng tuổi mới đem trồng.

3.2 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

3.3 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Cây 2 năm tuổi thì bắt đầu tỉa nhánh. Mỗi cây chỉ chừa lại 15 – 20 nhánh chính mọc từ thân cây. Mỗi năm tỉa 4 đợt (1 lần/ quí). Chỗ cắt nhánh cũng được trầm gọi là Trầm mắt kiếng. Dựa vào cách tạo trầm tự nhiên của cây Gió Bầu như gió bão gẫy cành hoặc bom đạn làm cây bị thương tích mà tạo Trầm. – Cách tạo trầm: Dùng khoan đề khoan vào thân cây 2 – 3 lỗ, mỗi lỗ cách nhau 2 – 3 cm, khoan theo chiều ngang, độ sâu phụ thuộc vào cây lớn hay nhỏ. Khoan cách dọc theo thân cây ta khoan lỗ chừa từ 20 – 30 cm để sau này dễ cưa khúc lấy trầm. – Cách cây tạo trầm: Chỗ lỗ khoan người ta cho dung dịch hóa chất vào, thịt cây thối rửa, quanh vùng thối rửa sẽ tạo một lớp viền có màu đen, đó chính là trầm. Nếu để lâu hơn sẽ có những chỉ đen chạy dọc theo thân cây tạo một lớp trầm mới. Tóm lại, cây không có sự cố gây thương tích thì chắc chắn sẽ không tạo được trầm.

3.4 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Trầm Hương

Sau khi trồng 20 ngày bón phân urê 1 muỗng café/ gốc. – 20 ngày kế tiếp bón NPK cũng 1 muỗng café/ gốc. – Cây đạt 1 năm tuổi, tưới 2 lần/ tháng. Cây 2 năm tuổi tưới 1 lần/ tháng. Từ năm thứ 3 trở đi không cần tưới. – Cây 4 – 5 tuổi thì chăm sóc tỉa cành để lấy hạt giống.

su-that-thu-vi-dang-sau-cay-tram-huong-it-ai-biet-4

Trên đây là thông tin chi tiết về cây trầm hương mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *