Những điều bạn cần biết về phong thủy cây cau tiểu trâm

Cau tiểu trâm là cây cảnh để bàn rất đẹp. Nếu bạn yêu thích những loại cây cảnh nội thất nhỏ xinh, chắc chắn loại cây này sẽ là ứng cử viên số 1. Không chỉ mang đến không gian xanh mát, Cau tiểu trâm còn mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Chúng ta cùng tìm hiểu về loài cây đa năng này bạn nhé!

1. Đặc điểm cây cau tiểu trâm

Cau tiểu trâm hay còn gọi là dừa tụ thân thuộc họ Cau – Arecaceae thuộc loại cây thân thảo hóa gỗ, sống lâu năm. Cau tiểu trâm có nguồn gốc từ Châu Á nên rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Cau tiểu trâm thuộc loại cây bụi nhỏ, chiều cao khoảng 20-200 cm.  Cau tiểu trâm có lá dạng bẹ, lá kép giống lá cau. Lá dài, nhọn, màu xanh đậm, mềm và bóng, nhẵn, nổi rõ gân .Lá cau tiểu trâm mọc thưa từ thân chính. Các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt, vừa sinh động đầy sức sống. Ngắm nhìn cau tiểu trâm ta như được ngắm một cây dừa thu nhỏ rất duyên dáng.

nhng-diu-bn-cn-bit-v-phong-thy-cay-cau-tiu-tram-1

2. Ý nghĩa phong thủy cây cau tiểu trâm

Không đơn giản trồng cau như một vật trang trí, gia chủ chọn cau tiểu trâm là do họ tin rằng đây là lá bùa may mắn cho gia đình mình. Dáng cây thanh cao, vươn thẳng đại diện cho sức sống mạnh mẽ và khả năng phát triển bền vững, nên người sở hữu cây này sẽ được truyền thêm năng lượng, không chùn bước trước bất kể thách thức gì trong cuộc sống. Với ý nghĩa đặc biệt đó, cây cau tiểu trâm thường được lựa chọn làm quà tặng trong dịp tân gia, khai trương, thi cử,…

Mang sắc xanh lá tràn trề sức sống, cau tiểu trâm “sinh ra” để dành cho mệnh Mộc. Người mệnh Mộc sinh năm 1972, 1973, 1988 và 1989 nên đặt cây này trên bàn làm việc để áp chế đi tính nóng nảy, giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những vấn đề rắc rối.

nhng-diu-bn-cn-bit-v-phong-thy-cay-cau-tiu-tram-2

3. Cách trồng chăm sóc cây cau tiểu trâm

  • Ánh sáng: Cau tiểu trâm sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Vì vậy cau tiểu trâm thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5-2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7-10h tùy mùa.
  • Nhiệt độ: cau tiểu trâm ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17-25oC. Nóng hay lạnh quá làm cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt.
  • Độ ẩm: Cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80%
  • Đất trồng: cau tiểu trâm ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than.
  • Tưới nước: nhu cầu nước của cau tiểu trâm vào loại trung bình, chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 300-800ml tùy kích thước chậu. Dễ nhất là bạn tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới chậm, đều, đến khi thấy nước chảy ra dưới đáy chậu là được. Nếu trồng cau tiểu trâm thủy sinh thì nên duy trì lượng nước trong bình không quá ½ chiều cao bộ rễ. Tuy nhiên không để thấp quá không đủ chất nuôi cây. Thay nước và vệ sinh cây, loại bỏ rễ hỏng 1 tuần/ lần.
  • Bón phân: Để lá cau tiểu trâm xanh bóng, mượt thì hàng tháng nên bón phân cho cây bằng các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây.

Nhân giống cau tiểu trâm đơn giản bằng cách tách cây con hoặc tách bụi trong chậu.

nhng-diu-bn-cn-bit-v-phong-thy-cay-cau-tiu-tram-3

Là một loài cây mạnh mẽ và có sức sống bền bỉ, cây Cau Tiểu Trâm hoàn toàn xứng đáng được bạn chọn làm cây cảnh phong thủy cho mình, hoặc có thể tặng cho người thân, bạn bè.  Còn chần chừ gì mà không rinh về cho mình một chậu cây ưng ý ngay hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *