Lan Hoàng Phi Hạc? Những thông tin cơ bản có liên quan

Không mang vẻ đẹp nổi trội rực rỡ như lan giả hạc cũng không có hương thơm ngào ngạt như lan kiếm tuy nhiên lan hoàng phi hạc lại có vẻ đẹp rất riêng rất bình dị. Đặc biệt xét về sức sống mạnh mẽ và đẻ nhánh nhanh thì không loại lan nào có thể bì được với hoàng phi hạc. Để biết rõ hơn về loại lan này thì bạn có thể tham khảo bài viết này nhé!

lan-hoang-phi-hac-nhung-thong-tin-co-ban-co-lien-quan-1

1. Đặc điểm hoa lan hoàng phi hạc

  • Hoàng phi hạc có tên khoa học là Dendrobium signatum. Phân bố nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Là dòng lan được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng. Dễ ra hoa, thơm và màu sắc bắt mắt.
  • Dù là loại lan thân thẳng hay thòng thì đều có xu hướng mọc hướng về phía mặt trời mọc. Sau đó tùy từng loại thân mà phát triển theo mỗi cách khác nhau. Thông thường gốc cây sẽ nhỏ hơn phần ở giữa. Chiều cao chỉ đạt tối đa tầm 60cm. Thông thường thân sẽ to cỡ 1 ngón tay cái. Tuy nhiên kích thước của cây còn phụ thuộc vào điều kiện trồng cây đó nữa.
  • Thân cây hơi dẹt với nhiều nếp nhăn thẳng từ đầu đến cuối thân. Thân cây có nhiều màu khác nhau như xanh, vàng hay xanh ánh vàng. Ngoài ra cũng có loại có sọc trắng chạy dọc thân nữa. Thân cây chia thành nhiều đốt dài ngắn khác nhau. Tại mỗi đốt sẽ có 1 lá. vào dịp xuân thì cây sẽ ra mầm và lá ở các gốc. Đến cuối năm lá sẽ rụng và cây vào mùa nghỉ. Lúc này lá rụng hết chỉ còn các bẹ trắng ôm lấy thân mà thôi.
  • Thông thường lan hoàng phi hạc sẽ có nhiều lá. Các lá sẽ mọc so le nhau chừng 2 đến 4cm. Mỗi lá có thể dài đến 6cm và to khoảng 2 đầu ngón tay chụm lại. Tuy nhiên kích thước cũng có thể thay đổi do từng loại và cách chăm sóc. Đuôi lá nhọn và tổng thể lá có hình thoi. Tùy vào việc cây có đủ nước hay không mà lá có màu xanh vàng hay xanh đậm. Mặt lá có nhiều sọc trắng hoặc lá gân lá.
  • Đến cuối năm cây sẽ rụng lá nhưng vẫn ra ngọn, và vẫn ra hoa vào đầu năm. Thường thì thân rễ có màu trắng sữa. Nhìn chung ít có màu khác lắm. Nếu thời tiết không lạnh thì rễ cây mọc quanh năm được. Nếu lạnh thì có thể không phát triển nữa hoặc lá phát triển chậm. Theo thời gian rễ bắt đầu nhiều lên và dài ra để tìm cách hút nước.
  • Hoa thường mọc theo chùm và mọc từ ngay mắt của thân. Mỗi chùm có thể dài 5cm. Và có thể có 1 hay nhiều hoa hơn. Mức độ nhiều hay ít hoa thì phụ thuộc vào việc nó có nhận đủ nắng không?
  • Loại lan này hay được tìm thấy ở những nơi cận nhiệt đới ẩm như Nam Á. Ở nước ta nó có nhiều ở Lào Cai hay Sơn La,…
  • Hoa thường có cánh vàng lưỡi nâu đỏ. Nếu là loại đột biến sẽ vàng tuyền hay trắng tuyền. Nhưng nhìn chung rất hiếm.

lan-hoang-phi-hac-nhung-thong-tin-co-ban-co-lien-quan-2

2. Cách trồng và chăm sóc hoa lan hoàng phi hạc

2.1 Xử Lý Giống

  • Một chú ý cho bạn nếu muốn trồng loại lan này tốt thì chú ý chỉ nên trồng trước khi mầm gốc nảy hoặc trước khi mầm gốc mọc rễ. Thời điểm trồng tốt nhất nên là những tháng cuối năm tháng 12 cho đến tận tháng 4 năm sau. ( Việc trồng khi đã có rễ thì hơi khó và dễ làm mầm bị chột và khó phát triển).
  • Với những người chọn giống mua về bạn nên cắt tỉa sạch sẽ rễ và vặt bỏ lá vàng bị dập nát. Sau đó bạn tách từng cặp giả hành hoặc 3 giả hành liền nhau làm 1 nhóm với nhau. Tiếp đến bạn tiến hành ngâm chìm phần giống trong dung dịch Physan 20 khoảng 1cc hòa chung với khoảng 1 lít nước trong khoảng 15 phút là được. Sau khi ngâm vào dung dịch bạn vớt ra và để ráo.

2.2 Giá Thể trồng hoàng phi hạc

  • Nếu bạn là người tinh tế và muốn phá cách thì có thể trồng lan trên gỗ lũa và gỗ cứng. Giá thể nên có độ bền trên 5 năm vì bộ rễ của hoàng phi hạc có tuổi thọ khá cao.
  • Tuy trồng trên gỗ lũa cho giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật nhưng năm đầu tiên cây khá yếu ớt và khó cố định vào giá thể và rất mất công tưới. Ngoài ra bạn có thể trồng trong chậu với dớn vụn hoặc vỏ thông. Tất nhiên các loại giá thể đều nên ngâm qua nước vôi khoảng 1 ngày sau đó rửa lại thật sạch sau đó mới đem ghép cây vào giá thể.

2.3 Kỹ thuật trồng cây

  • Gỉa hành của lan hoàng phi hạc rất cứng và mầm non luôn hướng lên phía trên do đó bạn nên trồng hướng dáng thẳng là tốt nhất.
  • Với cách trồng bằng gỗ lũa bạn nên khoan lỗ rồi ghim giả hành lại cố định. Chú ý nên gắn thật chắc chắn để cây không bị lay động sẽ rất khó bám rễ và kém phát triển.
  • Với cách trồng trong chậu bạn tiến nên cắm thêm vào cành tre tròn vào trong giá thể sau đó có định 1 đầu đũa vào móc treo. Buộc chắc chắn giả hành vào móc treo và đũa.

lan-hoang-phi-hac-nhung-thong-tin-co-ban-co-lien-quan-3

2.4 Chăm sóc cây lan hoàng phi hạc

  • Có thể nói hoàng phi hạc có khả năng thích nghi tốt với nhiều kiểu khí hậu ở nhiều miền Việt Nam. Cây rát dễ thuần và không khó tính như nhiều loại lan rừng khác.
  • Cây ưa điều kiện ánh sáng khoảng 60-70% do vậy bạn có thể treo những giò lan dưới một lớp lưới Thái. Với những nơi thiếu ánh sáng thì lan dễ bị bệnh còn nếu quá nhiều nắng thì lá vàng sẽ không đẹp.
  • Về chế độ tưới nước thì tùy vào độ ẩm của giá thể mà bạn tiến hành tưới cho hợp lý. Có thể tưới 1 tuần từ 2-3 lần là được.

2.5 Bón Phân cho cây

  • Quan điểm cá nhân tôi, cần tối đơn giản nhất về phân bón để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Vì vậy chế độ của tôi như sau:
  • Để lan hoàng phi hạc khỏe mạnh và cho ra nhiều hoa bạn nên bón phân định kì cho cây. Chế độ bón phân sẽ như sau:
  • Khoảng từ 7-15 ngày bạn tiến hành phun hỗn hợp chế phẩm Hùng Nguyễn khoảng 1cc hòa vào 1 lít nước. Ngoài ra bón thêm phân NPK 20-20-20Te một lần cho tới khi bộ rễ mầm dài ra từ 5-10cm.
  • Sau khi mầm ra mọc đều ra thì như định kì cứ 7-15 ngày phun Chế Phẩm Hùng Nguyễn và bón thêm một chút nano đồng. Phun với công thức như trên cho tới khi giả hành thắt ngọn 1 tháng thì ngừng bón.
  • Khi giả hành thắt ngọn lại được hơn 1 tháng bạn tiến hành chuyển sang loại phân NPK 6:30:30 phun một tuần một lần.

Trên đây là những kinh nghiệm được đúc rút rất nhiều năm của các chuyên gia trồng lan. Chúng tôi hy vọng, bạn đã nắm chắc trong tay bí quyết trồng. Chúc bạn sẽ có thể có được những chậu lan hoàng phi hạc đẹp rực rỡ trưng tết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *