Cây nhãn? Bật mí những sự thật thú vị về cây nhãn cho bạn chưa biết

Cây nhãn khá quen thuộc tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Đông bắc bộ. Nhãn là cây lâu năm cho giá trị kinh tế cao nên rất được ưa chuộng. Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại nhãn khác nhau, chúng tôi xin giới thiệu những loại giống nhãn ngon và cho năng suất cao để các bạn tiện theo dõi nhất. Cùng theo dõi nhé!

cay-nhan-bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-cay-nhan-cho-ban-chua-biet-1

1. Nguồn gốc và xuất xứ của cây nhãn

Cây nhãn có tên khoa học đầy đủ là Dimocarpus longan Lour (1), thuộc họ bồ hòn – Sapindaceae. Cây nhãn có nguồn gốc ban đầu ở Ấn Độ và dần trở nên phổ biến ở một số nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia…

Cây nhãn không những chịu được thời tiết lạnh mà dễ sinh trưởng trong môi trường nghèo dinh dưỡng, không kén đất. Nhãn có tán xòe rộng nên có thể mang lại bóng mát, quả nhãn lại có nhiều dinh dưỡng giúp thanh nhiệt, giải độc…

2. Đặc điểm và công dụng của cây nhãn

2.1. Đặc điểm của cây nhãn

Cây nhãn thuộc loại thân gỗ, sống lâu năm với tán rộng, chiều cao tối đa lên tới 15m. Thân cây có vỏ xù xì, màu xám, nhiều cành nhỏ khẳng khiu và bóng. Tán lá xòe rộng và đan xen rậm rạp.

  • Lá của cây nhãn công trình có hình bầu dục màu xanh đậm. Lá thuộc loại lá kép mọc so le giống hình lông chim và có từ 5 đến 9 lá ở 1 cuống, trong đó có 1 lá ở đầu cuống. Mặt dưới của lá nhãn sẫm màu hơn mặt trên và có đường gân nổi rõ.
  • Lá có màu xanh nhưng khi lá già chuyển sang màu vàng. Thông thường 1 năm, những lá già rẽ rụng vào mùa thu nhưng không phải toàn bộ các lá đều già mà chỉ có một phần rất nhỏ.
  • Nhãn có hoa màu trắng nở vào mùa xuân thành từng chùm, mỗi hoa sẽ đậu 2 quả nhưng chỉ có 1 quả là phát triển và chín.
  • Quả còn lại bị teo lại và không phát triển. Quả nhãn khi chín có kích thước to nhỏ tùy theo giống. Quả có vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng, cùi có vị ngọt, màu trắng và có mùi thơm đặc trưng. Hạt nhãn có đường kính khoảng 1cm, màu đen.

cay-nhan-bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-cay-nhan-cho-ban-chua-biet-2

2.2 Công dụng của cây nhãn

Cây nhãn mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe, đời sống của con người. Có thể kể đến như:

  • Cùi nhãn không dày như vải nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Mọi người có thể ăn cùi nhãn tươi, đóng hộp hay ngâm rượu.
  • Ngoài ra người ta cũng lấy cùi nhãn đem sấy khô để làm long nhãn. Long nhãn còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng như mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ…
  • Hạt nhãn được dân gian sử dụng để trị bỏng, đau dạ dày kinh niên, thoát vị, nhọt…
  • Lá nhãn có tác dụng điều trị một số bệnh như viêm ruột, sốt rét, sởi, các bệnh ngoài da. Không những vậy vỏ cây hay vỏ quả nhãn đều có thể dùng khi bị sâu răng, bỏng nhẹ, nấu cao, tán bột.
  • Cây nhãn công trình còn dùng để thanh lọc không khí và tạo bóng mát cho các không gian như công trình công cộng, sân vườn, biệt thự nhà riêng…

3. Kỹ thuật trồng cây cây nhãn

3.1. Thời vụ trồng cây

Nên trồng nhãn vào khoảng thời gian đầu tháng tư đến giữa tháng năm, thời điểm này trong năm có mưa, cây sẽ mau lớn, tiết kiệm được công sức không phải tưới nước cho người trồng.
Nếu mưa quá to, ruộng bị ngập nước, cần tháo nước ngay tránh để rễ cây ngập úng, nhiều sâu bệnh hại ảnh hưởng đến phát triển của cây.

3.2. Khoảng cách trồng cây

Khoảng cách trồng nhãn thích hợp là 7m x9m. Một vài năm đầu tiên có thể trồng xen cacnh những cây ngắn ngày khi cây nhãn chưa giao tán.

3.3. Cách trồng cây

Đắp mô trồng nhãn: Trước khi trồng cây 20 ngày cần đắp mô với kích thước rộng 0,7m và chiều cao là 0,6m. Làm đất cho mô bằng cách lấy 10 kg phân chuồng hoai mục + tro bếp +0,5kg lân. Lượng phân bón được trộn đều với lớp đất mặt rồi cho vào hố.

3.4 Trồng nhãn giống

  • Bước 1: Dùng dao khoét lỗ một lỗ nhỏ trên cây vừa vặn với bầu cây con.
  • Bước 2: Dùng dao cắt mặt đáy bầu -> cho cây vào giữa mô chú ý để mặt bầu bằng với mặt trên của mô.
  • Bước 3: Rạch bỏ nilon tránh làm tổn thương cây
  • Bước 4: Lấp đất -> nén nhẹ đất xung quanh cây -> cắm cọc tre tránh để cây con bị tác động bên ngoài làm đổ.
  • Bước 5: Lấy rơm khô ủ kín mô -> tưới nước cho cây.

cay-nhan-bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-cay-nhan-cho-ban-chua-biet-3

4. Kỹ thuật chăm sóc nhãn

4.1 Làm vệ sinh cỏ dại, xới tơi đất

Diệt trừ cỏ dại tránh bị phân tán chất dinh dưỡng, sâu bệnh hại khó có chỗ cư trú. Xới tơi đất có tác dụng làm bộ rễ tăng khả năng chao đổi chất, rễ cứng cáp và phát triển hơn.

4.2 Tưới nước

Cần tưới một lượng nước định kì cho cây. 3 ngày tưới một lần. Nếu trời mưa thì không cần tưới thêm cho cây. Khi cây bị ngập nước do mưa to và dài ngày cần tháo nước nhanh chóng. Cây đủ nước sẽ phát triển thuậ lợi, nhanh ra hoa, kết trái. Cây bị ngập úng lâu rất dễ thối rễ và nhanh chết.

4.3 Bón phân cho cây

Cây cần nhiều đạm và kali để đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất. Mỗi năm cần bón cho cây 4 lần theo định kì 3 tháng một lần. Tổng lượng phân các năm cần bón như sau: Năm đầu tiên cây cần 120g NPK + 150g lân +80g KCl. Năm thứ hai cây cần 150g NPK + 280g lân + 130g KCl. Khi cây bước sang năm thứ ba cần bón lượng phân nhiều hơn là 300g NPK+ 350g lân + 180g KCl.

Vào đầu mùa mưa mỗi năm cần bón thêm 10kg/cây.

Từ năm thứ tư đến năm thứ 6 cây cần tổng 0.9kg Urê + 1kg lân + 0.7kg KCl + 60g HAI-Chyoda cho mỗi năm.Trong những năm này, lượng phân bón mỗi năm cũng được chia làm bốn lần bón: Trước khi cây ra hoa cần bón 0.2kg Urê + 0.2kg lân+0.2kg KCl+20g HAI-Chyoda. Lần 2 là khi cây ra hoa và chuẩn bị đậu quả cần bón cho cây phân uree, KCL, HAI –Chyoda với liều lượng như lần 1. Lần 3 là khi quả đang bắt đầu lớn cần bón Urê và KCL lượng phân bón như lần 1. Lần 4 là sau khi thu hoạch khoảng 30 ngày cần bón 0.3kg Urê + 0.7kgg lân + 0.1g KCL + 20g HAI-Chyoda + 5kg phân hữu cơ hoai mục

4.4 Cách bón phân

Rải đều phân quanh các rãnh cây đã đào trước xung quanh cây nhãn rồi lấp đất cho phẳng.

4.5 Xử lý ra hoa nhãn

  • Cần bón phân với tỉ lệ lượng N:P:K là 1,25:1:1,5 mỗi cây 0,8 kg với cây từ bốn đến bảy tuổi. Đồng thời tỉa cành, tưới nước cho cây giúp cây ra hoa nhanh và đều.
  • Sử dụng phương pháp xiết cành giúp cho cây nhãn phân hóa và tạo mầm hoa
  • Sử dụng hóa chất Chlorate kali (KClO3) để kích thích cây ra hoa.

cay-nhan-bat-mi-nhung-su-that-thu-vi-ve-cay-nhan-cho-ban-chua-biet-4

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật của cây nhãn. Đây là loài cây mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống, các công trình công cộng. Vì thế, các bạn hãy nhanh tay để chọn cho mình những cây nhãn lý tưởng cho các công trình với chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *