Ý nghĩa phong thủy cây dâu tằm cho những người mới chơi

Cây Dâu tằm từ lâu đã gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam. Ngoài nuôi tơ, dệt lụa thì từ lá, quả, thân, rễ cây dâu tằm đều có thể làm thuốc rất hữu hiệu. Vậy cây dâu tằm có tác dụng gì? Chữa những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay.

y-nghia-phong-thuy-cay-dau-tam-cho-nhung-nguoi-moi-choi-1

1. Đặc điểm cây dâu tằm

  • Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae hay còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo).
  • Cây Dâu thân gỗ có thể cao tới 15m, lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa cây dâu tằm đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm.
  • Hoa đơn tính, có thể cùng hoặc khác gố. Cụm hoa đực dài 1,5 – 2 cm, có cuống ngắn, có lông thưa và 4 lá đài tù với 4 nhị đối diện các lá đài. Hoa cái có 4 lá đài, có bầu 1 ô, 1 noãn. Quả bế, mọng nước được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng. Quả khi sống có màu trắng xanh và chín có màu đỏ hồng hoặc đen với chiều dài 1 – 2 cm và đường kính 7 – 10 mm. Cuống quả dài 1 – 1,5 mm, có vị ngọt và hơi chua.

2. Ý nghĩa cây dâu tằm trong phong thủy

Trong phong thủy, cây dâu tằm là loài cây được xếp vào loại có âm khí nặng không nên trồng trước nhà. Việc xếp loài cây này vào nhóm cây mang lại điềm xấu có rất nhiều lý do. Thứ nhất, tên của cây dâu tằm trong tiếng Hán đọc là “tang” khiến nhiều người liên tưởng đến sự tang tóc và chết chóc. Với ý nghĩa như vậy nên hầu hết các nhà phong thủy học đều đánh giá loài cây này là loài cây mang lại những điều không may. Lý do thứ hai liên quan đến một số điển cố ở Trung Quốc. Các điển cố này đều chỉ ra rằng cây dâu là loài cây không tốt lành:

  • Sách Hán thư có viết về một tích ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái gần đó thường tới tụ tập hát những câu không đứng đắn. Vì vậy, cây dâu được gắn liền với những nơi không tốt là loài cây không nên trồng trong nhà. Sự tích này cũng được Đại thi hào Nguyễn Du từng nhắc đến trong Truyện Kiều: “Ra tuồng trên Bộc trong dâu – Thì con người ấy ai cầu làm chi”.
  • Sách Sưu thần ký ở Trung Quốc cũng có ghi lại một chuyện liên quan đến cây dâu tằm. Có một người tên là Bào Viên nhà nghèo khổ hơn nữa lại bệnh tật quanh năm. Khi đó, người này mời thầy bói về để xem một quẻ. Sau khi gieo quẻ, thầy bói phán ngôi nhà của Bào Viên phong thủy có vấn đề, phía Đông Bắc có cây dâu lớn, phải chặt cây dâu này đi mới khỏi được bệnh. Chính vì câu chuyện này nên cây dâu tằm lại gắn với một điềm không may.
  • Ngoài các sách cổ Trung Quốc thì quan niệm của người Việt từ xưa cũng công nhận cây dâu tằm là loài cây không may.

Có thể nói rằng, từ xưa cây dâu tằm được các nhà phong thủy Trung Quốc và cả các nhà phong thủy Việt Nam đều coi là loài cây không may mắn và kiêng kỵ trồng phía trước nhà. Tuy nhiên, theo nhiều sự tích thì cây dâu tằm là loài cây có âm khí nặng nên thường được các pháp sư, thầy cúng sử dụng để trừ tà. Do đó, cây dâu tằm tuy mang ý nghĩa không tốt nhưng vẫn được sử dụng làm cây phong thủy trong một số trường hợp đặc biệt.

y-nghia-phong-thuy-cay-dau-tam-cho-nhung-nguoi-moi-choi-2

3. Cách trồng và chăm sóc cây dâu tm

Cây dâu tằm là loại cây thích nghi tốt với nhiều loại đất. Tuy nhiên, để cây cho năng suất cao, chất lượng quả và lá tốt nhất cần chọn đát giàu dinh dưỡng, bề dày tầng canh tác > 1.5m, độ PH của đất từ 6-7.

Đất trồng

Nếu không có vườn trồng cây, có thể mua đất được xử lý sẵn tại các cửa hàng bán cây giống để trồng trong chậu cảnh. Đối với đất vườn nhà tiến hành trộn đất với vôi bột rồi ủ từ 20-30 ngày để xử lý mầm bệnh trong đất. Sau đó mới lót hỗn hợp phân chuồng hai mục (Phân gà, phân bò, phân trùn quế,..) hoặc nếu không có hỗn hợp này có thể dùng phân vi sinh để lót trước khi trồng.

Giống

Cây dâu tằm được nhân giống bằng cách giâm cành. Chọn cành giống chắc khỏe, không sâu bệnh, không bị trày xước vỏ, lá xanh tốt. Cắt cành giống dài khoảng 20-30 cm, phải đủ 4-5 mắt trên một cành giống. Khoảng cách tù vết chặt đến các mắt từ 1-2cm.

Cách trồng

Rạc luống sâu khoảng 15cm, rắc phân chuồng hai mục đã chuẩn bị sẵn, cắm cành giống nghiêng 45 độ so với mặt đất rồi vùi đất chặt để không bị hẫng đất. Sau khi trồng nên tưới nước luôn cho cành giống tránh bị héo cành.

y-nghia-phong-thuy-cay-dau-tam-cho-nhung-nguoi-moi-choi-3

Hy vọng với những thông tin mà Vuoncaykieng vừa chia sẻ sẽ giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức về loài cây dâu tằm này. Đừng quên theo dõi website để tìm đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé! Chúc các bạn nhiều thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *