Ý nghĩa cây kim quýt trong phong thủy cho người mới

Cây kim quýt là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng. Vị thế đứng hàng thứ nhất của kim quýt trong giới chơi cây cảnh được thể hiện qua câu nói: “nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai”. Vậy bạn có biết tại sao nó lại được ưa chuộng như vây không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.

y-nghia-cay-kim-quyt-trong-phong-thuy-cho-nguoi-moi-1

1. Đặc điểm của cây kim quýt

  • Cây kim quýt là cây gỗ nhỏ, thân cây mang nét thanh mảnh lại vừa khỏe khoắn, lá cây có 3 lá trong một cuống, màu xanh đậm bóng trong cụm lá có nhiều gai nhỏ. Hoa kim quýt có màu trắng, quả của cây mang màu đỏ có múi bên trong và có thể ăn được. Đặc biệt cây dùng để trang trí nội thất trên bàn làm việc, góc văn phòng, phòng khách hay trưng ở ngoài sân nhà…
  • Thân cây: Nét đặc trưng cũng là điểm nhấn khi nhìn vào một cây bonsai quan trọng nhất là thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày ở phần dưới thân cây sẽ làm tăng lên vẻ trưởng thành, kèm theo tuổi tác, vẻ phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
  • Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh cành bằng phương pháp cắt tỉa và uốn dây kẽm. Cành cây khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon gọn từ thân và hẹp dần ở ngọn. Hơn nữa cần chú ý đến sự phù hợp cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan ra từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
  • Cây sống lâu năm, dễ chăm sóc, với những cây kim quýt bé có đặc tính khá chậm lớn dùng trong nghệ thuật bonsai rất phù hợp, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi cây với cành cây dễ uốn tỉa và tạo dáng kiểng cổ rất đẹp.
  • Rễ cây: Rễ cây phải mọc lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
  • Cây kim quýt bonsai là giống cây rất phổ biến do mức độ dễ trồng của nó. Cây trồng được ở nhiều nơi, là cây ưa sáng, cây dễ uốn tỉa tạo hình. Cây có nhu cầu nước trung bình, mỗi ngày tưới từ 1 đến 2 lần tùy thời tiết để duy trì ẩm độ đất.

y-nghia-cay-kim-quyt-trong-phong-thuy-cho-nguoi-moi-2

2. Ý nghĩa cây kim quýt trong phong thủy

Trong phong thủy, cây Kim Quýt có ý nghĩa cầu mong tài lộc và may mắn đến với gia chủ. Hình thể đặc trưng của cây tạo cảm giác yên bình, thư thái cho người thưởng ngoạn.

3. Cách trồng và chăm sóc cây kim quýt

  • Sang chậu và thay đất cho cây kim quýt
  • Dùng dao hoặc dụng cụ xới đất từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách rời. Để dễ dàng hơn, ngày trước khi thực hiện thay chậu, hãy tưới nhiều nước cho đất không bị khô cứng.
  • Sau đó cắt bỏ những rễ lớn và những rế quá già. GIữ lại những rễ non để cây tiếp tục phát triển.
  • Cây kim quýt vốn ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Đất đủ chất dinh dưỡng, không để quá cằn cõi hoặc khô. Bón phân định kì 1-2 tháng/lần, lượng phân bón phụ thuộc vào cây hơn hay nhỏ, sử dụng NPK bón cho cây.
  • Nước tưới cho cây cần nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn ở khu vực có nguồn nước giếng thì càng tốt, vì nước ở đây có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây. Còn nếu bạn ở khu vực thành thị dùng nước máy thì nên phơi nước ngoài trước vài ngày để giảm bớt clo có trong nước.

y-nghia-cay-kim-quyt-trong-phong-thuy-cho-nguoi-moi-3

Trên đây là những thông tin chúng tôi đã tổng hợp được về cây kim quýt. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về loại cây này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *