Tổng hợp những kiến thức mới nhất về cây đa cảnh

Cây đa được xem như là biểu tượng gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Đây là giống cây cổ thụ khổng lồ sống và sinh trưởng mạnh cho tán lá xòe có khi đến vài trăm mét vuông.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại cây này nhé!

tong-hop-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-da-canh-1

1. Đặc điểm của cây đa cảnh

  • Cây đa, tên khác : cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da, có danh pháp khoa học hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn.
  • Cây đa nhiều người thường nhầm với cây sanh tuy nhiên trên thực tế thì hai loại này cùng chi nhưng có tên khoa học khác nhau hoàn toàn. Cây đa có phương thức sinh trưởng và phát triển khá đặc biệt. Chúng bắt đầu sự sống từ việc trồng từ hạt. Hạt có thể sống trên các loại cây khác ( giá thể). Sau đó khi cây phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ tự phát triển các tua rễ khí từ cành cây. Các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng vươn chạm xuống đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp ghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa.
  • Cây đa có hệ lá to bản hình bầu dục dài và có gân bên dưới mặt lá. Lá màu xanh bên trong có chứa nhiều tinh thể canxi cacbonat và được gọi là nang thạch. Búp cây mọc ở ngọn thường rụng sớm và bao bọc lấy chồi tận cùng. Khi lá nở thì sẽ bị rụng xuống.
  • Trong họ nhà đa có khá nhiều loại khác nhau như đa trơn, đa búp đỏ, đa đàng vv. Về nguồn gốc xuất xứ thì hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo nhiều người cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ nơi có phật giáo bắt nguồn. Có quan điểm lại cho rằng cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của Châu Á.

2. Ý nghĩa cây đa cảnh trong phong thủy

Đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây Đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người.

tong-hop-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-da-canh-2

3. Cách trồng và chăm sóc cây đa cảnh

3.1 Nhân giống cây đa

Cây đa thường được trồng bằng cách chiết cành hoặc trồng bằng hạt. Thường trong tự nhiên cây đa được chim ăn quả và nhả hạt rơi xuống đất. Chúng sống kí sinh trên các cây khác và khi rễ của chúng bám được xuống đất thì sẽ sinh trưởng lấn át cả cây chủ.

3.2 Điều kiện sinh thái của cây đa:

  • Ánh sáng: Cây đa thích điều kiện nhiều ánh sáng. Chúng phát triển mạnh mẽ nơi đủ sáng và nếu trồng nơi thiếu sáng cây không cao và lá thẫm màu hơn.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Cây đa thích nhiệt độ không quá lạnh, thường từ 24-32 độ là hợp lý. Độ ẩm cao cây sẽ phát triển mạnh.
  • Đất trồng đa; Cây đa có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất thịt, đất mùn cho tới đất bị nhiễm mặn cây cũng phát triển xanh tốt.

tong-hop-nhung-kien-thuc-moi-nhat-ve-cay-da-canh-4

Bài viết này, Vuoncaykieng đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây đa cảnh. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé! Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *