Tổng hợp những điều bạn cần biết về cây quất cảnh

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về. Trong phong thủy cây quất đại diện cho sự sung túc, đại diện cho may mắn no đủ cho cả gia đình trong năm mới. Nhiều người muốn tận dụng cây quất trồng lại nhưng không nắm rõ kỹ thuật. Cùng tìm hiểu để hiểu thêm về cây trồng này nhé!

tong-hop-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-quat-canh-1

1. Đặc điểm cây quất cảnh

  • Quất cảnh có tên khoa học là Citrus japonica, là loài cây bản địa ở khu vực Đông Á. Đây là loại cây không thể thiếu trong dịpTết của người Việt Nam. Quất cảnh là loại cây cảnh mang nhiều ý nghĩa tài lộc, cây càng xanh tốt, quả to mọng thì sự sung túc và thịnh vượng càng nhiều.
  • Cây quất tương đối dễ trồng, ra hoa quanh năm và được trồng quanh năm. Nó sinh trưởng nhanh, phân nhiều cành, tán lá đa dạng, lá ngắn đuôi lá tròn, tinh dầu trên lá có mùi thơm như cam, chanh.
  • Ngoài tác dụng làm cảnh, trong đông y còn hay dùng quả quất như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm… Bên cạnh đó, quả quất còn được dùng để làm mứt hoặc được sử dụng như một gia vị tạo độ chua cho các món ăn.
  • Một cây quất cảnh đẹp hoàn hảo phải hội tụ đủ các yếu tố: lá phải to, xanh đậm và bóng mượt, quả quất phải đều, căng mọng, nhiều nụ, lộc non.

tong-hop-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-quat-canh-2

2. Ý nghĩa của cây quất cảnh trong phong thủy

  • Cây quất thường được người dân lựa chọn để trang trí vào dịp Tết cũng bởi theo âm Hán Việt thì âm của từ “quất” gần giống âm của từ “cát” trong cát tường ý nghĩa gặp nhiều may mắn và phước lành.
  • Cây quất có lá xanh tốt, sai quả, quả vàng đều thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
  • Chính vì vậy, mỗi khi Tết đến xuân về, ngoài việc xem ngày tốt xấu để dọn dẹp nhà cửa đón Tết, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn trong cả năm cho gia đình.
  • Các chuyên gia phong thủy cho rằng, quất cảnh chưng Tết là một trong số ít loài cây hội tụ đầy đủ yếu tố ngũ hành. Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng). Chính bởi vậy mà khi chưng loại cây cảnh này, những điều tốt đẹp sẽ kéo đến cho gia đình gia chủ suốt quanh năm.
  • Cũng theo phong thủy, những cây quất trĩu quả chính là hiện thân của tài lộc. Quả càng sai và to thì tài lộc càng nhiều. Thời điểm quất ra hoa cũng chính là lúc thủy sinh mộc, trong khi chính mộc lại là hiện thân của sinh khí. Suy cho cùng, tất cả chúng đều mang ý nghĩa của tài lộc cũng như sự thành đạt trong công danh sự nghiệp.
  • Ngoài ra, cành quất trĩu quả trong quan niệm dân gian là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình.

tong-hop-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-quat-canh-3

3. Cách trồng và chăm sóc cây quất cảnh

Cây giống: 

Thay vì trồng bằng hạt, bạn nên giâm trồng từ cành chiết sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch hơn.

Kỹ thuật chiết cành cây quất

  • Chọn cành chiết làm giống nên chọn cành to bằng ngón tay út, không sâu bệnh, cành và lá phát triển đều.
  • Sau 45-60 ngày cây quất sẽ ra rễ, khi nhìn bên ngoài thấy rễ trắng mọc ra là có thể cắt và đem trồng.

Đất trồng

  • Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.
  • Bón lót: Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót.
  • Chậu trồng quất thường dùng bằng sành, sứ

Tiến hành trồng cây quất cảnh

Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu. Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

  • Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.
  • Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC.
  • Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ. Tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

Cách chăm sóc

  • Tưới nước: Bạn nên tưới nước mỗi ngày một lần vào mùa khô. Trái lại là làm rãnh thoát nước chống ngập úng vào mùa mưa. Tưới ướt đều mặt đất.

Bón phân:

  • Bón phân 3 lần mỗi năm, chủ yếu dùng phân DAP, NPK và phân vi sinh.
  • Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân.
  • Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm.

Cắt tỉa, tạo tán

  • Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón.
  • Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.
  • Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả. Để các chất dinh dưỡng chủ yếu nuôi thân và cành.

tong-hop-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-quat-canh-4

Với cách chăm sóc cây quất cảnh như trên, bạn có thể vận dụng để trồng lại cây quất cảnh để dành cho mùa Xuân năm sau. Vừa đơn giản, lại hiệu quả mà không tốn thêm chi phí mua cây mới. Chúc các bạn thành công trong sự nghiệp trồng cây của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *