Tìm hiểu phong thủy cây hoa hồng cho người mới chơi

Không chỉ mang vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ và sang trọng, hoa hồng còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu theo thời gian nên được rất nhiều người yêu thích. Bạn muốn sở hữu những món quà tuyệt vời nhất từ hoa hồng nhung để thay lời muốn nói với những người thân yêu của mình? Hay sở hữu một khóm hoa hồng ta thơm ngát tại vườn nhà? Điều đó sẽ đơn giản hơn khi bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

tim-hieu-phong-thuy-cay-hoa-hong-cho-nguoi-moi-choi-1

1. Đặc điểm cây hoa hồng

  • Hoa hồng là tên gọi chung  cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu thuộc chi Rosa, họ Rosaceae – là một họ lớn trong thảm thực vật với hơn 100 loài mang những màu sắc phong phú, đa dạng phân bố từ các miền ôn đới đến nhiệt đới. Phần lớn hoa hồng có nguồn gốc từ bản địa Châu Á, số ít còn lại có nguồn từ các bản địa Châu Âu, Bắc Mỹ, Tây Bắc Phi.
  • Hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, có nhiều cành và gai cong.
  • Lá hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy vào từng loại mà lá có màu xanh đậm hay nhạt, răng cưa nông hay sâu hoặc những hình dáng khác.
  • Hoa hồng thuộc loài hoa lưỡng tính, nhị đực và nhị cái trên cùng một cành hoa, các nhị đực dính vào nhau vao xung quanh vòi nhụy, khi phấn chín và rơi trên đầu nhụy nên hoa hồng có thể tự thụ phấn. Hoa hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát.
  • Ở Việt Nam, hoa hồng được nhập trong từ lâu tại nhiều khu vực trên cả nước, là loại hoa chủ lực chiếm 30 – 35% diện tích trồng hoa cắt cành của nước ta. Hoa hồng được trồng tập trung tại các tỉnh có khí ôn hòa như: Lâm Đồng, Lào cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh,…

tim-hieu-phong-thuy-cay-hoa-hong-cho-nguoi-moi-choi-2

2. Ý nghĩa cây hoa hồng trong phong thủy

Từ lâu cây hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, tuỳ thuộc vào màu sắc hoa hồng thì cây còn có những ý nghĩa đặc biệt khác nhau.

  • Hoa hồng đỏ: Màu đỏ rực rỡ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu chung thuỷ không phai. Tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, tình yêu đồng nghiệp… thường chọn hoa hồng đỏ để tặng trong các dịp đặc biệt nhất.
  • Hoa hồng trắng: Trong tình yêu màu trắng tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết. Trong ngày lễ trọng đại, chọn hoa hồng trắng là màu chủ đạo nhằm tôn vinh một tình yêu mãi mãi không phai theo năm tháng.
  • Hoa hồng vàng: Với những cặp đôi yêu nhau không nên tặng hoa hồng vàng, vì trong truyền thuyết màu vàng là màu cho sự chia li. Nhưng trong sự nghiệp màu vàng luôn mang đến thành công, hãy dành tặng những chậu hoa hồng vàng cho đối tác, doanh nghiệp trong ngày khai trương.
  • Hoa hồng tím: Cho một tình yêu chung thuỷ, sắc son và củng được nhiều bạn trẻ làm màu chủ đạo cho ngày cưới ngày trọng đại nhất của mình.
  • Hoa hồng xanh: Một tình yêu bí ẩn và đặc biệt như màu hoa hồng xanh.

tim-hieu-phong-thuy-cay-hoa-hong-cho-nguoi-moi-choi-4

 

3. Cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng

3.1 Phân bón

Bón phân cho cây là một phần không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng. Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá để giúp cây phát triển bộ rễ tốt giúp hoa ra có màu sắc sống động. Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ, phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, sử dụng muỗng cà phê để định lượng phân bón cho an toàn. Kết hợp xen kẽ định kỳ mỗi tháng 1 lần đối với phân bón lá và bón gốc. Tuyệt đối không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

3.2 Tưới nước

Hoa hồng là cây ưa nước nên cần bổ sung nước cho cây đều đặn. Nguyên nhân chính của hiện tượng lá bị vàng và rụng là do cây bị thiếu nước. Bạn nên tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây vào lúc chiều mát nhưng không quá muộn, tránh trường hợp lá và nụ còn ướt qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Mách nhỏ với các bạn ” nước vo gạo ” cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho việc nuôi dưỡng cây.

3.3 Cắt tỉa cành

Khi cây đã phát triển tốt, nhiều cành và nhánh chen nhau, bạn nên thường xuyên cắt bỏ cành, lá hoa bị hư. Khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

3.4 Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây hoa hồng

Trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng, tưới nước quá nhiều hay môi trường quá ẩm đều là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở hoa hồng. Các bệnh nấm cây hay sự tấn công của những loài côn trùng gây hại sẽ khiến cây suy kiệt dần. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn ” bắt mạch ” và ngăn ngừa vườn hồng của bạn khỏi sâu bệnh.

tim-hieu-phong-thuy-cay-hoa-hong-cho-nguoi-moi-choi-5

Hy vọng bài viết này của Vuoncaykieng sẽ giúp các bạn hiểu thêm về cách trồng, chăm sóc cây hoa hồng và phòng ngừa sâu bệnh để cây không những luôn xanh tốt mà còn nở rộ quanh năm. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *