Tìm hiểu cây cỏ ngưu mao chiên thủy sinh

Cỏ Ngưu mao chiên là loại cây thủy sinh tiền cảnh đẹp và tương đối dễ trồng phát triển theo bể ngang ít mọc vương cao. Loài cây này được sử dụng để tạo bố cục của các nghệ sỹ lớn bởi hình dáng đặc trưng tự nhiên của nó. Nếu bạn không biết thì cũng đừng lo, bài biết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cây thủy sinh Ngưu mao chiên chi tiết nhất.

tim-hieu-cay-co-nguu-mao-chien-thuy-sinh-1

1. Đặc điểm của Cỏ Ngưu Mao Chiên

  • Cỏ ngưu mao chiên có tên khoa học là Eleocharis acicularis, nhiều nơi gọi là Dwarf Hairgrass (Cỏ lùn). Loại cỏ này thường mọc ở các đầm lầy và sông, suối. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm loại cỏ này vào mùa nước cạn.
  • Chiều dài khoảng 5cm
  • Lá: Dạng lá kim nhỏ
  • Màu xanh đậm
  • Nhiệt độ khoảng 21 đến 28 độ
  • Ánh sáng vừa, mỗi ngày bật đèn khoảng 8 tiếng là đủ
  • Ph khoảng 6 đến 7.
  • Tốc độ tăng trưởng khá chậm
  • Cần nhiều Co2
  • Cây ưu dưỡng, cần trồng trực tiếp xuống nền
  • Phân nền nên trộn thêm cốt nền

tim-hieu-cay-co-nguu-mao-chien-thuy-sinh-2

2. Cách chăm sóc cỏ ngưu mao chiên

  • Đất nền: Có rất nhiều cách để làm nền thủy sinh nhưng nếu bạn mới tập tành chơi thủy sinh, tốt nhất nên lựa chọn đất nền trộn sẵn mua tại các cửa hàng, để quá trình trồng cây của bạn được đảm bảo.
  • Gieo hạt: Ngâm hạt giống cây ngưu mao chiên với nước ấm (khoảng 30 độ C) trong 2 giờ đồng hồ. Và ngâm miếng mút xốp vào nước sạch, bóp nhẹ để nước ngấm vào trong. Tra hạt giống vào từng miếng mút xốp đã được khía trước và để trong bóng mát. Hàng ngày giữ ẩm và phun sương 2 lần vào buổi sáng và chiều bằng nước sạch. Hạt sẽ lên mầm trong khoảng 1-3 ngày.
  • Chia thành cụm nhỏ 5 – 6 cây. cắt bỏ rễ cũ để lại khoảng 1 – 1.5cm, tiếp theo, lấy nhíp kẹp vào rễ của Ngưu mao chiên rồi cắm xuống bể. Đặc biệt chú ý: không để cho cát và phân bay lên trong quá trình đặt xuống bể. Trồng từng cụm cách nhau 2 – 3 cm và trồng theo từng hàng.
  • Chăm sóc: Đặt ánh sáng đèn đều ở những nơi có ngưu mao chiên, bật đèn tuần đầu 7 tiếng/ngày rồi dần dần tăng dần lên. Thường xuyên cắt tỉa cây để có hình dáng bắt mắt hơn.
  • Độ phủ của ngưu mao chiên khá dày nên dễ sinh rêu hại, vì thế cần chú ý thay nước đều và chăm sóc thường xuyên. Lưu ý, không nên thay quá 50% tổng nước trong bể. Tốt nhất bạn nên nuôi thêm vài con cá hay tép trong hồ thủy sinh là giải pháp an toàn và hiệu quả.

tim-hieu-cay-co-nguu-mao-chien-thuy-sinh-3

Nếu bạn là người mới, hãy tham khảo ngay bài viết này để có thêm kiến thức về cây cỏ ngưu mao chiên. Chúc cho bạn có được một bể thủy sinh với bố cục Cỏ Ngưu Mao Chiên đẹp và như ý. Bạn cũng có thể truy cập website để tìm đọc thêm nhiều bài viết có liên quan khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *