Lý do cây táo cảnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay

Hiện nay, giống táo siêu lùn được rất nhiều người săn đón trên thị trường. Ngoài giá trị dinh dưỡng mà quả của nó đem lại, nó còn có nhiều đặc tính khác thỏa mãn thị hiếu cũng như tiện lợi cho người muốn sở hữu. Giống táo cảnh siêu lùn này còn có ý nghĩa phong thủy khi cây sai trĩu quả, dễ bài trí, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cùng theo dõi trong bài viết sau đây.

ly-do-cay-tao-canh-duoc-nhieu-nguoi-ua-chuong-hien-nay-1

1. Đặc điểm cây táo cảnh

  • Tên khoa học là Malus domestica
  • Thuộc họ Hoa Hồng
  • Cây có nguồn gốc là Táo Phú Sĩ, được lai tạo nhiều loại ở nhiều nước khác nhau (hiện nay có khoảng 30 biến thể của loại giống táo này).
  • Cây cao khoảng 1-2m, cây từ 1,5- 2 tuổi có thể cho lượng quả từ 15-20kg/1 cây.
  • Giá trị dinh dưỡng và công dụng cũng giống như các loại táo Tây khác, tùy vào cách chăm bón và chăm sóc mà tỉ lệ các chất có thể khác nhau.
  • Táo Tây siêu lùn cho ra quả khá nhanh (sau khoảng 4 tháng trổ hoa là đã cho thu hoạch quả).
  • Là giống cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và ít sâu bệnh. Có thể trồng được ở rất nhiều nơi với khí hậu khác nhau.
  • Cây có khả năng tự thụ phấn – tức là khi phấn hoa từ cùng một cây rơi vào đầu nhụy (đối với thực vật có hoa) hoặc vào noãn (đối với thực vật hạt trần) của chính hoa đó. Nhiều giống khác phải thụ phấn chéo – tức là phải di chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác hoặc cây này sang cây khác.
  • Thịt quả khi chín trắng xanh, giòn ngọt, rất hấp dẫn. Đặc biệt, khi được bổ ra, nó vẫn giữ nguyên được tình trạng trắng xanh ấy trong nhiều giờ đồng hồ mà không bị xỉn màu dần như các loại táo khác.
  • Lá và hoa không có gì khác so với các giống táo Tây khác.

ly-do-cay-tao-canh-duoc-nhieu-nguoi-ua-chuong-hien-nay-2

2. Ý nghĩa cây táo cảnh trong phong thủy

  • Táo là một loại cây thường thấy ở bên cạnh nhà của người dân xưa. Gỗ cây cứng, có thể làm đồ dùng, nó làm các đồ điêu khắc. Trong sách cổ đã từng gọi nó là “táo bản”. Quả táo có thể ăn, lại “bổ trung ích khí, cửu phục thần tiên” (viết trong “Bàn thảo kinh”). Cây táo sinh quả rất sớm, cây non cũng có thể kết quả.
  • Người dân phương Bắc Trung Quốc xưa có câu ngạn ngữ : “Đào tam hạnh tứ lê ngũ niên, táo thụ đương niên tức xuất tiền”. Táo còn cùng âm với “tảo”, dân gian thường vẽ trong tranh hình ảnh kết hợp giữa táo và hạt dẻ (hoặc vài), đồng âm với từ Hán “tảo lập tử” (sớm thành lập). Trong hôn lễ, người xưa thường kết hợp lễ vật là táo và nhãn cùng nhau, đều có âm Hán “tảo sinh quý tử”. Trong các đám cưới cũng dùng “xà trương” (rèm rủ) có hình cát lợi táo, hạt dẻ, lạc…

3. Cách trồng và chăm sóc cây táo

Cây táo cho năng suất cao và ổn định với sức đề kháng cao, cây ít sâu bệnh. nên trồng từ tháng 1-4 để cây phát triển nhanh, cuối năm sai quả.

Khi trồng táo nên bón lót bằng vôi bột, phân chuồng, lân và kali để dự trữ dinh dưỡng nuôi cây. Khi trồng chú ý gốc cây cách mặt đất khoảng 20cm để chống úng.Sau đó lấy rơm rắc xung quanh gốc 1 lớp dày 2-3cm,sau đó tưới đẫm nước.

  • Ánh sáng: cây táo ưa nắng, sáng, không gian thoáng đãng cây sẽ cho nhiều quả và ít sâu bệnh.
  • Nhiệt độ:Cây táo chịu được khoảng nhiệt độ rộng, cây ưa mát, nhiệt độ từ 16-32oC. Để cây sai quả cần sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 10 độ.
  • Độ ẩm: Cây Táo ưa ẩm trung bình.
  • Đất trồng: Cây táo không kén đất, tuy nhiên loại đất phù hợp có pH 5-7, táo ưa đất thịt nhiều mùn, thoáng xốp và giàu dinh dưỡng.
  • Tưới nước: trong giai đoạn trưởng thành cây táo cần nhiều nước, nên tưới cho cây vào buổi sáng. Trong giai đoạn ra hoa đậu quả, nếu tưới quá ít nước hoặc nắng hạn hoa táo bị rụng, quả nhỏ, vỏ dày, quả có vị chát và kém chất lượng.
  • Bón phân: Cây táo nên bón theo độ tuổi:

+ Táo 1 tuổi: dùng hỗn hợp 2 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01+ 0,1 kg super lân +0,4 kg NPK 16-12-8-11+TE, bón 2 tháng sau trồng, chia làm 4 lần.
+ Táo 2 năm tuổi trở lên: trong 4 tháng 1,3,5,7, mỗi gốc bón  0,25 kg NPK 12-12-17-8+TE. Nên bón 5-7 ngày sau thu hoạch và đốn tái sinh. Bổ sung thêm 1-2kg Better HG01 bằng cách đào rãnh xung quanh tán rồi lấp đất lại.

ly-do-cay-tao-canh-duoc-nhieu-nguoi-ua-chuong-hien-nay-3

  • Đốn táo: cây táo phát triển nhanh nên cần đốn sao cho có nhiều cành mọc thêm vào mùa xuân, quả táo mọc ở đầu cành nên càng sai quả. Có 2 cách đốn:

+ Đốn phớt: Sau thu hoạch đốn hàng năm.

+ Đốn đau: chỉ để lại gốc của 3 cành lớn tạo tán.

Bệnh thường gặp với táo: sâu đục quả, nhện đỏ, sâu cuốn lá, Sâu ăn lá, mối, bọ cánh cứng, kiến hại gốc rễ cần quan sát để phòng trừ kịp thời.

Trên đây là những thông tin về cây táo cảnh mà Vuoncaykieng đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn , từ đặc điểm, cách trồng cho đến các loại sâu bệnh gây hại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trong quá trình trồng cây táo cảnh cho năng suất tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *