Có thể bạn chưa biết ý nghĩa phong thủy cây đinh lăng

Cây đinh lăng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Không chỉ là một món ăn thân thuộc, đinh lăng còn là  loại thảo dược được dùng trong nhiều bài thuốc Đông y, với nhiều tác dụng bổ dưỡng. Để biết thêm thông tin về loài cây này, cùng Vuoncaykieng theo dõi bài viết ngay sau đây.

co-the-ban-chua-biet-y-nghia-phong-thuy-cay-dinh-lang-1

1. Đặc điểm cây đinh lăng

  • Cây đinh lăng còn có tên gọi khác là nam dương sâm hoặc cây gỏi cá. Ngoài tác dụng trong y học, một số gia đình còn trồng cây đinh lăng để làm cảnh.Tên khoa học của đinh lăng là Panax fruticosum L, Polyscias fruticosa Harms, Tieghem Panax fruticosus Vig.
  • Cây nhỏ, cao từ 1-2 mét, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Trên thân cây thường có những vết sẹo lồi to do lá rụng, thân cây thường có màu nâu xám.
  • Lá kép lông chim 2-3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều, vò ra lá có mùi thơm
  • Hoa Đinh Lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại. Mỗi tán mang nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn. Hoa 5 cánh trắng hình trứng, dài 2mm có 5 nhị với chỉ nhị ngắn và mảnh, bầu dưới có 2 ô có rìa trắng nhạt.
  • Quả dẹt màu trắng bạc dài 3-4mm, dày 1mm, mang vòi tồn tại. Quả Đinh Lăng thuộc dạng quả hạch, có chiều dài khoảng 4 đến 6 mm, chiều rộng khoảng 3 đến 4 mm. Trên đỉnh quả thường có vẫn còn lại vòi nhụy mọc choãi ra, đài vẫn còn. Quả Đinh Lăng thường có màu xanh đậm, trên vỏ quả có xuất hiện những nốt tròn có màu xanh nhạt.
  • Đây là cây lâu năm, ưa ẩm, độ ẩm trung bình hàng năm cần đạt từ 82 đến 89%. Cây ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu hạn, cây chỉ không chịu được úng hạn. Lượng mưa trung bình trong năm cần đạt từ 1400 đến 2500 mm/năm.

co-the-ban-chua-biet-y-nghia-phong-thuy-cay-dinh-lang-2

2. Ý nghĩa cây đinh lăng trong phong thủy

  • Cây Đinh lăng là 1 loài cây xanh tươi mát, giàu sức sống. Trong phong thủy, Đinh lăng mang lại cho bạn một không khí tươi mát, trong lành. Ngoài ra nó còn có thể hấp thụ được chất độc và diệt trừ điềm xấu có trong nhà ở.
  • Không chỉ vậy, cây Đinh lăng còn giúp gia chủ ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, hút tài lộc vào nhà và trấn giữ nguồn năng lượng tốt đó để giữ được tài lộc không bị thất thoát. Hay nói cách khác Đinh lăng được coi là một vị “thần giữ của” cho chủ nhà.
  • Với những ý nghĩa trong phong thủy này của cây Đinh lăng. Hiện nay không ít người chơi cây cảnh phong thủy đang ráo riết để săn lùng những cây Đinh lăng có cá thế đẹp để đặt trong nhà hay trong phòng làm việc của mình.

3. Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Đất trồng

Cây Đinh lăng có thể được trồng ở trên nhiều loại đất. Thế nhưng với đất cát pha có độ thông thoáng, tơi xốp và khả năng giữ ẩm đất ở mức độ trung bình lại giúp cho cây Đinh lăng có thể phát triển tốt nhất.

Nhiệt độ

Đinh lăng phát triển mạnh khi sống tại môi trường có nhiệt độ dưới 25oC.

Nước

Loại cây này ưa ẩm nhưng chịu ngập úng rất kém. Trong giai đoạn 6 tháng đầu nếu trời không mưa bạn nên thường xuyên tưới nước với lượng vừa đủ để giữ ẩm cho cây. Bạn cần lưu ý không nên để nước đọng quá lâu sẽ khiến cho bộ rễ của cây dễ bị nấm bệnh tấn công.

Dinh dưỡng

Sau khi trồng một vài ngày bạn cần bón thúc bằng phân Ure (80kg/hecta). Việc bón thúc này bạn nên thực hiện 2 – 3 lần trong năm đầu tiên. Khi cây được 2 năm tuổi trở lên bạn nên cắt bỏ bớt những cành và lá thừa chỉ để từ 2 – 3 lá vào khoảng tháng 4 và tháng 9 để thúc cho cây nhanh phát triển hơn. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm khoảng 500 – 600kg NPK (chia thành 2 – 3 lần) và 10 tấn phân chuồng (bón trong 1 lần) cho mỗi hecta Đinh lăng.

Nhân giống

Bạn nên lựa chọn những cây có cành lá xanh tốt, thân cành mập mạp, không sâu bệnh. Sau đó bạn hãy chấm gốc cành vừa mới chiết vào thuốc kích thích ra rễ và ghim gốc sâu vào khay có lớp đất tơi xốp, rồi bạn dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim để giúp cố định cây. Sau khoảng một tháng khi thấy cây ra nhiều lá mới và dài được 10cm thì  bạn nhổ đem ra trồng trong chậu.

Các bệnh thường gặp và cách xử lý

Cây Đinh lăng rất ít chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh, vì thế bạn hầu như không cần phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu.

co-the-ban-chua-biet-y-nghia-phong-thuy-cay-dinh-lang-3

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi trồng cây đinh lăng. Hãy theo dõi chúng tôi dễ cập nhật thêm nhiều bài thuốc quý một cách sớm nhất nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *