Cẩm nang những điều bạn cần biết về cây xoài

Cây Xoài được biết đến là loại cây trồng ăn quả khá phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế cao tại Việt Nam. Hầu như, mọi người đều biết đây là cây dùng để tạo bóng mát và cũng là loại cây ăn quả. Nhưng rất nhiều người vẫn không biết cây xoài có nguồn gốc từ đâu hay cách chăm sóc cây như thế nào là đúng cách? Những ai yêu thích loại hoa quả này hãy tham khảo ngay những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau đây.

cam-nang-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xoai-1

1. Đặc điểm của cây xoài

  • Rễ: Phần lớn rễ phân bố ở tầng đất từ 0-50cm ở những vùng có mực nước ngầm thấp hay đất cát, rễ có thể ăn rất sâu (6-8m). Tuy nhiên, phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc khoảng 2m.
  • Thân, tán cây: Cây thân gỗ lớn, mọc khỏe, cao 10-20m, có tán rậm. Ở những nơi trảng, chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lớn hoặc nhỏ tùy theo giống.
  • Lá và cành: Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm.
  • Một năm, xoài có thể ra 3-4 đợt chồi tùy theo giống, tuổi cây, thời tiết và tình hình dinh dưỡng; cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang cho quả; cây già rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh hoàn toàn, mỗi lần ra lá, cành xoài dài thêm 20-30cm.
  • Hoa: Hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30cm, có 200-400 hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỉ lệ hoa đực và hoa lưỡng tính trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng. Thường thì hoa lưỡng tính chiếm từ 1-36%.
  • Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn, chỉ sau vài giờ. Ở xoài nhụy thường chín trước, thời gian tốt nhất để nhụy tiếp nhận hạt phấn là lúc mặt trời mọc, trong khi đó nhị đực tung phấn chỉ vào khoảng 8-10 giờ sáng. Sự không trùng hợp này là nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của xoài.
  • Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản. Bầu trên, thường chỉ có một lá noãn chứa 1 noãn. Cây thuộc dạng quả hạch, chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to.
  • Quả: xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.

cam-nang-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xoai-2

2. Ý nghĩa cây xoài trong phong thủy

Cây xoài trong phong thủy tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Nếu trồng cây xoài ở đúng vị trí sẽ luồng khí âm – dương lưu thông tốt, may mắn và tài lộc dễ vào nhà. Nhờ vậy mà gia đình luôn hưng thịnh, phú quý.

3. Cách trồng và chăm sóc cây xoài nhanh trưởng thành

3.1 Cách trồng cây xoài đúng cách

  • Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây.
  • Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển. Khi cây phát triển được 3 cơi lá thì nên bấm bỏ đọt.
  • Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi này mọc ra đủ 3 cơi lá nữa thì bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển tự nhiên.
  • Ở giai đoạn cây trưởng thành, nên cắt tỉa những cành mọc bên trong tán, cành quá gần mặt đất, cành sâu bệnh, cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước.

3.2 Tưới nước

  • Trong giai đoạn cây còn nhỏ, việc tưới nước cần tiến hành thường xuyên nhằm cung cấp đủ nước giúp các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt, trong thời gian đàu, việc tưới nước cần duy trì từ 3-4 ngày/lần.
  • Càng về sau thì số lần tưới có thể càng ít đi nhưng vẫn phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho đất xung quanh gốc. Để hạn chế cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước, bà con nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ cả phần tán cây có bán kính từ 0,8-1m, và  cần để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế sâu bọ, côn trùng làm tổ, phá hoại gốc cây.

3.3 Làm cỏ

Trong thời kỳ đầu, do bộ tán còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điềukiện thuận lợi để phát triển. Vì vậy, bà con cần tiến hành làm cỏ thường xuyên và là việc tốn khá nhiều công sức.

3.4 Xử lý ra hoa sớm

  • Mục đích là tránh tình trạng vào vụ thu hoạch chính thì bị rớt giá. Tất nhiên, bà con phải cân nhắc kỹ và có đủ trình độ kỹ thuật và điều kiện thì mới có thể thực hiện được.
  • Đối với cây già thì có thể tưới thuốc vào lúc cây ra 1-2 cơi đọt, đối với cây tơ, bà con tưới lúc cây ra 2-3 cơi đọt. Tưới cây khi vừa ra đọt cuối khoảng 10cm hoặc ra lá lụa. Bà con có thể dùng một số loại thuốc ức chế tăng trưởng như Paclobutrazol 10%, liều lượng 10cc pha với 5-10 lít nước dùng cho 1m đường kính tán và tưới sát gốc, sau đó cần giữ ẩm 20 ngày. 2 tháng sau dùng KNO.

cam-nang-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-cay-xoai-3

Tóm lại, cây xoài có rất nhiều loại giống khác nhau, mỗi loại có những công dụng khác nhau. Tùy vào mục đích, cũng như nhu cầu hay điều kiện bên ngoài mà chọn loại xoài phù hợp. Nếu có ý định trồng cây xoài thì bạn hãy bắt tay ngay đi nhé. Chúc bạn có những cây xoài sai trĩu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *