Bạn biết gì về cây lục bình thủy sinh

Lục bình là loài hoa gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ ở thôn quê Việt Nam. Tuy mỏng manh nhưng đây là loài hoa đẹp và mang nhiều màu sắc ý nghĩa khác nhau. Bạn thường bắt gặp loài hoa này trôi nổi trên sông hoặc trong các hồ thủy sinh. Đây cũng chính là vấn đề mà chúng ta cùng bàn luận về loài lục bình thủy sinh trong bài viết này.

ban-biet-gi-ve-cay-luc-binh-thuy-sinh-1

1. Đặc điểm cây lục bình thủy sinh

  • Hình dáng bên ngoài: Cây lục bình là loài thực vật thủy sinh, thân thảo sống trôi dạt trên mặt nước, khi gặp đất mùn phù sa rễ thường bám vào đó để bén rễ và sinh sản. Thân cây chia thành nhiều bẹ lá.
  • Kích thước: Cây cao trung bình khoảng 30-50cm
  • Rễ: Rễ cây lục bình là dạng rễ chùm có màu đen dài khoảng chừng 1m buông dài xuống nước. Cây lục bìn thường trôi theo dòng nước, khi trôi dạt vào bờ gặp bùn đất, rễ cây bắt đầu bén và sinh sản ra thành những mảng bèo.
  • Lá: Lá cây lục bình là dạng lá đơn, lá mềm, láng bóng, nhẵn màu xanh lục, gân lá hình cung dài và hẹp. Các bẹ lá cuốn vào với nhau trông giống những cuốn hoa. Cuốn lá phình to ra như bong bóng, trong lõi xốp, giúp cho cây nổi trên mặt nước.
  • Hoa: Lục Bình là hoa lưỡng tính có dạng chùm, mỗi nhánh có khoảng 4-6 hoa, hoa có 5 cánh, có 3 nhụy dài và 3 nhụy ngắn màu tím nhạt với điểm nhấn là một chấm vàng trên cánh hoa.

2. Cách chăm sóc cây lục bình thủy sinh

  • Cây lục bình rất dễ trồng, dễ chăm sóc,cây có rễ dài phát triển trong nước, các rễ này có thể hút các chất dinh dưỡng ở trong nước, bùn đất để nuôi cây.
  • Ánh Sáng: Cây lục bình ưa ánh nắng chiếu xạ trực tiếp đến bóng râm bán phần, nếu trồng lục bình ở nơi quá rậm rạp, bị bóng che khuất, cây sẽ vóng cao, không được đẹp.
  • Phân Bón: Muốn cây lục bình phát triển tốt và có nhiều hoa, định kỳ 1-2 tháng, bón phân cho cây 1 lần, dùng các loại phân dành cho cây thủy sinh. Trường hợp dùng các loại phân hóa học như NPK, thì chỉ nên dùng một lượng nhỏ, chia nhiều lần bón, không bón quá nhiều  trong một lần dễ làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
  • Sâu Bệnh: thường sâu ăn lá,cào cào, châu chấu, ốc, phát sinh gây hại trên cây bèo hay cây lục bình. Dùng: Sairifos, Amico…

ban-biet-gi-ve-cay-luc-binh-thuy-sinh-2

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây lục bình thủy sinh mà chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm những kiến thức ứng dụng trong cuộc sống. Hẹn gặp lại các bạn trong những bản tin tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *